V-League và câu chuyện của Sông Lam Nghệ An

13:57 Thứ tư 08/05/2013

Trước khi mùa giải V-League 2012-2013 khởi tranh, bóng đá Việt Nam đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất từ khi đi lên chuyên nghiệp, đã có thời điểm giải đấu cao nhất quốc gia này dường như không thể tổ chức vì các đội bóng dọa rút lui không tham gia giải. Nhưng giờ đây, mới bảy vòng đấu trôi qua, mọi chuyện lại đi theo hướng tích cực hơn so với những gì mà người ta dự đoán nhờ sự thăng hoa của đội bóng xứ Nghệ. Và đương nhiên không phải ngẫu nhiên mà Sông Lam Nghệ An lại chơi một thứ bóng đá ấn tượng như vây trong hoàn cảnh mà các đội bóng khác vốn đang gặp nhiều khó khăn.

Sông Lam Nghệ An là một trong số ít đội bóng ở V-League có thể giữ được cái tên truyền thống của mình. Chính vì thế, họ không có được sự đầu tư mạnh mẽ từ các ông bầu giàu có như các đội khác vốn phải mang cái mác doanh nghiệp như SHB Đà Nẵng, Becamex Bình Dương, Hà Nội T&T…Đội bóng xứ Nghệ vốn phải tự sinh tồn bằng chính nội lực của mình trong những giai đoạn khốn khó.

Kể từ khi vô địch mùa giải V-League đầu tiên mùa giải 2000-2001, SLNA đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Sau sự kiện chấn động bóng đá Việt khi 2 cầu thủ trẻ triển vọng của Nghệ An là Văn Quyến và Quốc Vượng bán độ ở SEA Games 23, bóng đá xứ Nghệ trỏ nên lao đao. Cũng từ đây, SLNA đánh mất chính mình và luôn thể hiện một bộ mặt vật vờ ở V-League. Những khó khăn về tài chính từng khiến SLNA từng phải chứng kiến nạn chảy máu chất xám sau khi những tài năng trưởng thành từ đội bóng lần lượt ra đi để tìm kiếm mục tiêu cho riêng mình.

Sức mạnh Sông Lam - Ảnh: Internet

Nhiều đội bóng ở V-League đã lựa chọn sự trợ giúp từ những đồng tiền từ các ông bầu để đem lại thành công một cách nhanh chóng. Sài Gòn Xuân Thành chỉ vừa mới tthăng hạng  đã trỏ thành ứng cử viên cho chức vô địch nhờ sự bạo chi của bầu Thụy. Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng trỏ nên thay da đổi thịt bởi sự đầu tư mạnh mẽ từ bầu Hiển. Với Sông Lam Nghệ An, sau những giai đoạn không thành công khi nhận được sự tài trợ tự tập đoàn dầu khí hay PJICO, họ đã quay về với cách sống thực tại của mình dưới sự lèo lái của Không Minh xứ Nghệ là ông Nguyễn Hồng Thanh. Đó là một thử thách với Sông Lam Nghệ An khi sức manh của đồng tiền bao trùm lên V-League bởi những ông bầu giàu có. Và sau bao năm chờ đợi, cuối cùng đội bóng xứ Nghệ cũng đã nếm được quả ngọt khi họ đã quay lại ngôi vương ở mùa bóng 2010-2011 nhờ thế hệ trẻ mà chính họ đào tạo nên.

Nghệ An là mảnh đất sản sinh ra nhiều con người tài năng về bóng đá từ huấn luận viên cho đến cầu thủ. Và điều đáng tự hào nhất là xứ Nghệ có một lò đào tạo trẻ số một của đát nước 86 triệu dân này. Ở Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG là một mô hình đào tạo trẻ theo tiêu chuẩn châu Âu với sự đầu tư trang thiết bị cho đến cơ sở vật chất hiện đại. Đó là niềm mơ ước của những người làm bóng đá cũng như các cầu thủ trẻ xứ Nghệ bởi lâu nay họ vẫn phải luyện tập trong điều kiện thiếu thốn đủ bề. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, lò đào tạo “La Masia” của Việt Nam vẫn cho ra những lứa cầu thủ kế cận có chất lượng tốt thống trị các giải bóng đá lứa tuổi U, điều mà các đội bóng lớn ở V-League bây giờ khó có thể làm được. Với Sông Lam Nghệ An, lò đạo tạo trẻ này chính là cốt lõi cho sự sinh tồn của đội bóng mà bao nhiêu tiền cũng chẳng mua nổi.

Bóng đá Nghệ An không đơn thuần là phụ thuộc vào một cá nhân nào cả, đó là một tập thể gắn kêt xuất phát từ tinh thần của những con người sinh ra từ mảnh đất khắc nghiệt đầy nắng gió này. Từ Ban lãnh đạo đội bóng cho đến cầu thủ, huấn luận viên và tất cả các cổ động viên trung thành, tất cả họ hầu như đều là xứ Nghệ (trừ ông Nguyễn Hồng Thanh vốn là người gốc Huế). Tập thể SLNA thống nhất giống như một cơ thể mang đặc trưng của con người xứ Nghệ mà khó có thể dung nạp những yếu tố từ bên ngoài vào. Chính vì thế, khi V-League đang gặp nhiều vấn đề họ vẫn sống khỏe và sống tốt.

Với những cổ động viên xứ Nghệ, những người được mệnh danh “Cầu thủ thứ 12”, họ đến sân không đơn giản vì niềm đam mê với trái bóng tròn. Họ có thể đi xe máy hang chục cây số để phủ vàng sân khách mỗi khi SLNA phải thi đấu xa nhà không chỉ đơn giản là để cổ vũ cho đội nhà, bởi vì họ cũng là một phần sức mạnh của đội bóng. Đó cũng là tinh thần, nhiệt huyết mà những người con xa xứ hướng về quê hương, nơi họ sinh ra và lớn lên. Họ có nghĩa vụ và trách nhiệm nâng cao và phát huy giá trị của “ Choa dân 37”. Mùa giải năm nay, sự cuồng nhiệt của CĐV xứ Nghệ đã lan tỏa khắp V-League, tạo nên sức bật giúp lôi kéo khán giả của những đôi khác đến sân nhiều hơn.

Con đường mà Sông Lam Nghệ An đã và đang đi qua sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng đó là con đường bền vững, lầu dài. Sau bao nhiêu năm nằm gai nếm mất, họ đã bắt đầu gặt hái được những thành công mới, mở ra một chu kì vàng son mới dựa trên nền tảng của thế hệ trẻ đang bước vào giai đoạn trưởng thành. Và hơn bao giờ hết, người hâm mộ bóng đá xứ Nghệ lại có thể mơ tưởng về một kí ức hào hùng mà đội bóng của họ từng làm như những thập niên trước đây. Điều đó sẽ không còn xa nữa.

(Bạn đọc: Nguyễn Nhã Đạt)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục