HLV Patrick Mouratoglou “Doping trong quần vợt là rất hiếm”

12:20 Thứ bảy 23/02/2013

Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm dụng doping trong quần vợt lại được nhiều tay vợt nhắc đến. Bình luận về đến vấn đề này, HLV nổi tiếng Patrick Mouratoglou đã đưa ra quan điểm riêng dưới đây.

Ông Mouratoglou và Serena Williams

- Theo ông, vấn đề doping trong quần vợt lớn đến mức nào?

• Nói chung tôi không tin có chuyện doping trong quần vợt. Ý tôi muốn nói là ở mọi nơi trên thế giới đều có gian lận, nhưng với tôi thì trong quần vợt, chuyện này rất hiếm và tôi có thể giải thích với một lý do. Xe đạp và điền kinh là 2 môn thể thao mà ở đó việc chuẩn bị thể lực mang ý nghĩa quyết định đến thành tích. Vì vậy, VĐV ở 2 môn này thường xuyên sử dụng doping. Còn trong quần vợt, thể lực cũng quan trọng nhưng chỉ là 1 trong 20 yếu tố để giúp cho một tay vợt trở thành giỏi. Nếu một tay vợt xếp hạng 200 TG và dù có sử dụng doping nên nâng cao thể lực ở mức 100% thì người đó cũng chỉ có thể có thành tích như trước thôi. Dĩ nhiên mọi chuyện đều có thể xảy ra, nhưng cái lợi của việc dùng doping không thể so sánh được với rủi ro nếu một tay vợt bị phát hiện. Quần vợt là môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật, chiến thuật, tinh thần...

- Nhưng chắc chắn là doping giúp một tay vợt hồi phục nhanh hơn, tập luyện nhiều hơn...

• Đúng, nhưng chỉ ở góc độ thể lực thôi.

- Vậy doping có giúp nâng cao sức chịu đựng hay không?

• Có, nhưng có nhiều cách khác để hồi phục tốt hơn. Trước tiên, chuyện này phụ thuộc vào cách chơi, vào việc bạn phải bỏ ra bao nhiêu sức cho một trận đấu. Ví dụ, Nadal phải bỏ ra một lượng sức khổng lồ, trong khi Federer chỉ mất chưa đến nửa sức mà Nadal bỏ ra. Djokovic cũng thế và tôi không ngạc nhiên khi thấy anh ấy hồi phục nhanh đến thế. Bởi vì Djokovic có một thể tạng lý tưởng, không có một kg mỡ thừa, không có cơ bắp vạm vỡ và cơ thể của anh mềm dẻo đến mức khó tin, có độ cân bằng rất tốt. Xem Djokovic thi đấu sẽ thấy anh ấy không phải tốn quá nhiều sức lực. Djokovic thường đứng sát vạch cuối sân nên anh ấy chỉ phải chạy ít hơn các tay vợt khác. Những yếu tố đấy đều có liên quan đến quá trình hồi phục cả.

- Vậy ông đánh giá thế nào về hiệu quả của quá trình xét nghiệm doping?

• Tôi không thể nói vì không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Tôi không thể nói việc thử máu quan trọng như thế nào khi so sánh với việc thử nước tiểu, nhưng thực tế là người ta không áp dụng nhiều việc thử máu. Do vậy, ai đó có thể lừa dối bởi vì mẫu nước tiểu không cung cấp đủ thông tin, nên rõ ràng là việc thử máu phải được làm nhiều hơn nữa.

- Ở các giải Grand Slam, phải chăng các tay vợt thường bị thử doping chỉ khi họ thua trận?

• Đúng, chỉ khi họ thua trận. Nhưng nếu bạn uống một chất gì đó thì đến cuối giải, chuyện này thể nào cũng bị phát hiện. Nói chung, việc chọn các tay vợt xét nghiệm doping được thực hiện theo cách ngẫu nhiên. Ví dụ, ở Mauritius, nơi có một nhóm tay vợt, trong đó có cả Serena tập luyện trước lễ Giáng sinh vừa rồi, nhiều tay vợt cũng bị lấy mẫu xét nghiệm doping. Còn ở học viện của tôi nằm gần Paris thì người ta cũng thường xuyên đến lấy mẫu thử tay vợt này hay tay vợt khác.

Hiền Quân | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục