Câu chuyện thể thao: Xây và phơi

15:10 Thứ bảy 29/03/2014

Thể thao Việt Nam từng có giai đoạn tỉnh tỉnh xây nhà thi đấu, nhà nhà xây sân vận động. Thậm chí là mỗi đời GĐ Sở TDTT (hồi đó thể thao chưa nhập với văn hóa và du lịch) là ít nhất phải tính chuyện xây một nhà thi đấu hay cái sân thể thao gọi là phục vụ quần chúng.

Xa hơn là cuộc đua đăng cai Hội khỏe Phù Đổng, đăng cai Đại hội Thể thao toàn quốc với điềm chung là địa phương nào đăng cai thì địa phương đó được rót rất nhiều kinh phí để xây sân, xây khu liên hợp thể thao…

Việc đất nước phát triển thì sân bãi tập luyện, nhà thi đấu, sân vận động mọc lên theo nghĩa tích cực là tốt. Tuy nhiên, việc xây sân, xây nhà thi đấu lại rất ít được tận dụng đúng nghĩa và đúng đối tượng đặc biệt sau các đại hội.


Đã bao giờ ngành thể thao nói riêng và các cấp có trách nhiệm nói chung kiểm chứng lại sau mỗi đại hội, những công trình tiêu tốn rất nhiều tiền của được sử dụng tiếp theo vào mục đích gì? Điển hình như Đồng Tháp từng xây cả khu liên hợp thể thao với bể bơi, sân bóng ném, bóng chuyền… để tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, nhưng sau đó đã gần như bỏ phế đến độ khi lũ lớn, khu thể thao đó bị ngập nước và xuống cấp nặng nề. Ở nhiều địa phương khác cũng thế.

Ở cấp cao hơn là việc đăng cai tổ chức SEA Games hay Asian Indoor Games. Rất nhiều công trình xây phục vụ SEA Games rất tốn kém nhưng sau đó, chỉ với việc bảo trì hoặc tìm đầu ra cũng là một gánh nặng. Đấy cũng là lý do khu liên hợp Mỹ Đình sau SEA Games đã cho thuê làm đủ thứ dịch vụ - từ rửa xe đến nhà hàng - với lý do phải “xé rào” thế mới đủ “sở hụi”… Hoặc nhà thi đấu điền kinh phục vụ Đại hội Thể thao trong nhà châu Á, tốn kém là thế mà ngay sau đại hội đã phải dùng vào những việc khác như sân quần vợt cho thuê…

Đã có ai “của đau con xót” từ những công trình như thế?
Nguyễn Nguyên | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục