Hai mặt của bóng đá

09:47 Chủ nhật 22/07/2012

Có vẻ như ngay ở cuộc sống hiện đại, người ta vẫn tìm ra cách để thử thách chính mình bằng những việc làm tưởng chừng bất bình thường. Nhưng những điều ấy mang đến những thông điệp rất cụ thể.

Khi các trường Đại học đã bắt đầu công bố điểm thi tuyển sinh, nhiều người lại hồi hộp xem kết quả của của chàng trai nghèo xứ Nghệ đạp gần 300km lên Hà Nội thi Đại học với chai nước và vài chục ngàn trong túi. Có lẽ Thuận - tên chàng trai ấy không đỗ nhưng thay vì có phiếu báo điểm hoặc tấm bằng Đại học, Thuận có nhiều thứ mà bao người mơ ước: khả năng đối mặt với chính mình, đối mặt với khó khăn.

Chính những con người xứ Nghệ như Thuận đã thôi thúc nhiều bạn bè khác lên đường với hành trình khám phá bản thân mình.

Sân Lạch Tray từng được coi là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể làm giàu bằng vé xem đá bóng bây giờ thảm hại tới mức phải cho không biếu không mà NHM còn quay lưng.

Cũng với hành trình 300km ấy, hai chàng sinh viên xứ Nghệ đã quyết định đạp xe đạp từ TPHCM đi Kiên Giang để cổ vũ cho SLNA.

Có vẻ là hơi… điên? Khi mà bóng đá Việt chưa thể và không phải là món ăn quá cần thiết tới mức người ta phải chấp nhận bỏ sức và hy sinh quá nhiều đến vậy.

CĐV xứ Nghệ luôn biết cách tạo ra sự đặc biệt, từ những chuyến đi hàng trăm km bằng xe máy, đến những hoạt động từ thiện. Họ chứ không phải những ngôi sao có giá chuyển nhượng hàng tỷ là điểm sáng ở V.League mùa này.

Cuộc sống ngoài sân bóng khó khăn, rõ là thế. Khó khăn tới mức thay vì tình yêu, sự chia sẻ, gắn kết (trong một công ty, một doanh nghiệp) là tình trạng than vãn khắp nơi. Ngồi một chỗ và than vãn, hoặc tự đánh mất niềm tin của chính mình. Đó là những con người đáng thương.

Bóng đá Việt cũng rơi vào những trạng thái khủng hoảng niềm tin. Từ sự bất lực trong quản lý bóng đá ở thượng tầng, sự trì trệ của VFF tới những ông quan bóng đá chỉ biết nói về áp lực và thỉnh thoảng xới lên câu chuyện từ chức. Khủng hoảng ở việc nhường điểm không kết thúc.

Ấy thế mà vẫn có có những người đủ tình yêu và biến nó thành nghị lực.

Bóng đá Việt, đúng là đã cướp đi của NHM Việt rất nhiều điều từ khi chuyên nghiệp hóa và đồng tiền chứng tỏ sức mịnh của nó. Rất may là nó chưa cướp đi hết.

Những chàng trai đạp xe mấy trăm km có cần ghi danh vào lịch sử CLB ? Với họ có lẽ là không. Thông điệp mà họ cố gắng để lại chính là : còn có những người như chúng tôi, bóng đá, các cầu thủ và CLB hãy xứng đáng.

Đừng để tình yêu mong manh như vậy mất nốt. Cố gắng giữ nó, lan tỏa trước khi quá muộn.

Cách nơi SLNA thi đấu gần 2000km, hôm qua V.Hải Phòng đã đấu.

BTC sân Lạch Tray như thể muốn vớt vát chút tình yêu còn lại với NHM đất Cảng bằng cách không bán vé một số cửa.

Đã quá muộn rồi.

Nhưng tất cả đã muộn. Sân Lạch Tray từng được coi là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể làm giàu bằng vé xem đá bóng bây giờ thảm hại tới mức phải cho không biếu không " mà NHM còn quay lưng.

Chiếc quan tài bằng giấy mà nhóm CĐV Hải Phòng cố mang vào sân đã nói lên rằng : "Với họ, V.Hải Phòng đã chết".

Bóng đá như cuộc sống nó đáng phải nhận những gì thuộc về nó.

Với SLNA, có thể họ không vô địch mùa này, nhưng với lứa U.17 vừa vô địch, với những CĐV điên khùng, SLNA không chỉ là hình ảnh tương phản của V.Hải Phòng mà còn là đội vô địch theo một nghĩa nào đó. Một nhà vô địch không ngai?

Song An | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục