Cuộc thử lửa quý giá

14:34 Thứ hai 31/10/2016

TinTheThao.com.vnSeries 9 giải quần vợt chuyên nghiệp ở Bình Dương chính là cơ hội để các tay vợt Việt Nam rút ra những bài học quý giá trên con đường tiến lên chuyên nghiệp.

t446456-2238

 Hoàng Nam và Hoàng Thiên cho thấy sự tiến bộ rõ rệt qua từng giải. Ảnh: Internet.

Thông qua các giải Men's Futures, các tài năng trẻ của quần vợt Việt Nam như Văn Phương, Đắc Tiến, Linh Giang,... bắt đầu làm quen với con đường quần vợt chuyên nghiệp thông qua các suất đặc cách. Rõ ràng là nếu giải đấu không phải tổ chức ở Việt Nam, các tay vợt không có suất đặc cách thì họ sẽ rất khó có cơ .

Đầu tiên là những cái tên kể trên còn trẻ và chưa có thứ hạng thế giới nên việc đăng ký thường ở vòng chờ. Kế đến, kinh phí đi nước ngoài thi đấu cũng là một gánh nặng mà qua đó chưa biết được thi đấu hay không vì thường nằm ở vòng chờ. Do đó, Bình Dương đem giải về nhận suất đặc cách vòng loại lẫn vòng chính, các VĐV Việt Nam chắc chắn được tham gia, một cơ hội thi đấu "nước ngoài" tại chỗ.

Nhìn lại 8 giải Men’s Futures vừa diễn ra tại Bình Dương, các tay vợt Việt Nam trưởng thành qua từng giải đấu. Nếu như các giải đầu tiên, các tay vợt chúng ta vẫn còn bỡ ngỡ chưa thích ứng được thì qua đến giải F4 trở đi, họ đã cho thấy sự tiến bộ. Điển hình nhất là Lý Hoàng Nam. Tay vợt gốc Tây Ninh đang được đào tạo tại Becaemx Bình Dương tìm được một chức vô địch để vươn lên từ tốp 1.000 tiếp cận tốp 600 thế giới. Rồi Nguyễn Hoàng Thiên từ chỗ chệch choạc ở các giải đầu đã có 2 trận thắng trở lại với bảng xếp hạng thế giới với 2 điểm trong tay.

Về phía các tay vợt trẻ, những Đắc Tiến, Văn Phương, Vũ Artem... từ chỗ thua rất dễ dàng ở những F đầu thì họ đã từng bước thu ngắn cách biệt, thậm chí có được những chiến thắng đầu tay, trong đó Vũ Artem còn thắng được vòng loại giành suất vào vòng chính. Nói chung, các tay vợt được cọ xát với đẳng cấp cao hơn, tiến bộ qua từng ngày.

Theo giới chuyên môn, những giải Men’s Futures vào lúc này rất hữu ích cho sự phát triển của quần vợt Việt Nam hiện nay dù đẳng cấp nó thấp nhất trong làng quần vợt nhà nghề thế giới. Bởi nó phù hợp với trình độ của các tay vợt Việt Nam. Ở những quốc gia có phong trào quần vợt đang phát triển, họ rất chú trọng tổ chức những giải Men’s Futures. Điển hình như Thổ Nhĩ Kỳ thì gần như tuần nào họ cũng tổ chức 1 giải Men’s Futures. Theo đăng ký với ITF thì năm nay Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức đến 50 giải trong 1 năm, các quốc gia như Mỹ, Tây Ban Nha, Ai Cập, Tunisia cũng tổ chức từ 35 đến 40 giải trong 1 năm.

Việc Bình Dương tiên phong tổ chức 9 giải Men’s Futures trong năm đã chọn đúng con đường của sự phát triển. Hy vọng trong những năm tới, không chỉ Bình Dương mà các đơn vị khác tiếp tục tổ chức thêm những giải Men’s Futures để Việt Nam còn có nhiều giải Men’s Futures hơn nữa. Chỉ có như thế, quần vợt Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận rồi từ từ bước vào làng quần vợt chuyên nghiệp thế giới.

Nam Anh (Tổng hợp) - Thể Thao Việt Nam | 14:35 31/10/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục