Việt Nam và giấc mơ World Cup: Cẩn thận kẻo đi vào vết xe đổ của người Thái

20:38 Thứ tư 26/03/2014

(TinTheThao.com.vn) - Đã từ lâu giấc mơ World Cup luôn là niềm ao ước không chỉ của Việt Nam mà cả Đông Nam Á nói chung. Việc được góp mặt tại sân chơi lớn nhất thế giới không chỉ là niềm tự hào dân tộc và trên hết đó còn cho thấy sự phát triển của bóng đá nước nhà trên đấu trường quốc tế. Việt Nam đang rất kỳ vọng vào lứa cầu thủ U19 mới đây. Trong những phát biểu trước đây của Liên đoàn thì

Việt Nam đang rất kỳ vọng vào lứa cầu thủ U19 có thể thực hiện giấc mơ thế giới ở kỳ World Cup 2018. Ảnh: Internet


Bài học của bóng đá Thái Lan

Bóng đá Thái Lan ở Đông Nam Á là số một. Đó là một điều không ai có thể phủ nhận. Việc lên ngôi ở những kỳ SEA Games hay Tiger Cup, giải đấu tiền thân của AFF cup đã khiến cho Thái Lan nhận thức được rằng họ cần phải vươn mình ra biển lớn, chứ không thể “làm vua xứ mù” mãi được. Và Thái Lan đã bắt đầu một chiến lược dài hạn nhằm phục vụ cho mục tiêu World Cup.

Trong khoảng thời gian một thập kỷ trở lại đây, Thái Lan mới rất nhiều những huấn luyện viên giỏi về dẫn dắt đội tuyển Quốc gia. Đã không ít những cái tên tầm cỡ quốc tế được người Thái tin dùng. Trước đó, họ đã mời được Peter With, cựu cầu thủ nổi tiếng của Aston Vila. Người đã ghi bàn thắng duy nhất giúp Aston Vila vô địch Champions League năm 1982 lần đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, họ mời về Peter Reid, một trợ lý huấn luyện viên có tiếng ở giải Ngoại hạng. Sau sự ra đi của Peter Reid, Bryan Robson được chọn làm người kế nhiệm. Và gần đây nhất một tên tuổi khác là Winfried Schafer, người mang về chức vô địch CAN cho Cameroon cũng được đưa về ngôi vào chiếc ghế nóng.

Trong khoảng thời gian đó, Thái Lan chỉ lo cho mục tiêu lớn là con đường World Cup của mình mà bỏ rơi những giải đấu ở khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy mà họ trải qua nhiều năm liền không thể bước lên đỉnh cao của giải đấu AFF Suzuki cup. Thế nhưng họ cũng không thành công ở vòng sơ loại World Cup mặc dù trong tay họ là những huấn luyện viên có tiếng và họ tốn không ít tiền. Vừa đánh mất vị thế của mình trong khu vực, vừa không đạt được mục tiêu vươn ra biển lớn thành công, rốt cuộc Thái Lan cũng đã cho thấy sự thất bại của mình trong chiến lược phát triển bóng đá.

Tham vọng của Việt Nam

Và bây giờ Việt Nam cũng đang ấp ủ những dự định và chiến lược để có thể nâng tầm bóng đá của mình. Trước mắt chúng ta đang có một U19 với nòng cốt là những cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG được đào tạo bài bản. Sau thành công ở vòng loại U19 châu Á, Việt Nam hứa hẹn sẽ có cơ hội để tham dự World Cup dành cho lứa tuổi 20.

Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn đặt kỳ vọng có thể sẽ lọt qua vòng loại để thực hiện giấc mơ World Cup 2018. Đã có rất nhiều tiền đổ vào đầu tư cho lứa cầu thủ này đi tập huấn ở châu Âu. Câu hỏi đặt ra là liệu đây đã phải là lúc chúng ta thực sự nghiêm túc khi nói về World Cup hay chưa và thực lực của chúng ta liệu có đủ để chơi ở sân chơi đó.

Dẫu biết rằng đó là những mục tiêu lớn lao để nâng tầm bóng đá, thế nhưng cũng rất khó để Việt Nam có thể sớm tiếp cận được mục tiêu World Cup đến như vậy. Mà đôi khi hy vọng nhiều lại biến thành những nỗi thất vọng. Một nền bóng đá không thể chỉ kỳ vọng ở một học viện hay nói đúng hơn là một tập thể gồm 20 cầu thủ như vậy được. Chúng ta cũng chưa có được những chiến lược dài hạn từ lâu mà những mục tiêu đề ra chỉ mang tính tự phát sau những thành công mà U19 đã tạo được ở vòng loại U19 châu Á.

Hãy khoan nói về mục tiêu lớn, trước hết là hãy bắt đầu từ những mục tiêu vừa tầm và thiết thực hơn đó là tìm lại vị thế của mình ở Đông Nam Á đã. Việc đội tuyển Quốc gia thất bại ở AFF Suzuki cup 2012 và U23 bị loại sớm ở SEA Games 27 đã cho thấy sự yếu kém của chúng ta. Chưa dừng loại ở đó, vòng sơ loại Asian Cup Việt Nam chơi cũng đâu có thành công. Mà một khi những sân chơi khu vực và châu lục chúng ta còn chưa giải quyết nổi thì đừng nghĩ tới World Cup làm gì cho xa xôi. Như bài học của người Thái trước đó, mong rằng Việt Nam sẽ sớm tìm được mục tiêu và những chiến lược dài hạn hợp lý để bóng đá Việt Nam có thể phát triển. Tránh việc phải “trèo cao ngã đau”.

Hữu Quân | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục