Sự trỗi dậy và 'phủ sóng' toàn cầu của bóng đá nữ

15:37 Thứ năm 08/03/2012

Ít ai biết rằng bóng đá nữ Việt Nam đã có lịch sử gần 80 năm. Chính xác là vào năm 1933 dưới thời Pháp thuộc, đội bóng nữ đầu tiên mang tên Cái Vồn đã được thành lập tại Cần Thơ do kỹ sư nông học Phạm Khắc Sửu khởi xướng....

Song song với quá trình bình đẳng giới thì bóng đá nữ giờ đây đã có bước phát triển vượt bậc, rộng khắp trên thế giới, hấp dẫn không kém gì bóng đá nam

Chúng ta có lỗi với bóng đá nữ

Không có cột mốc cụ thể đánh dấu sự ra đời của bóng đá nữ trên toàn thế giới. Thế nhưng, theo như nhiều tài liệu đáng tin cậy thì bóng đá nữ ra đời không muộn hơn so với bóng đá nam. Đã có những giai thoại rằng ngay từ thập niên 40 của thế kỷ 19 đã có những trận đấu bóng đá giữa các quý bà ở Anh, Scotland, tức là thời điểm trước khi ra đời bộ luật Cambridge 1848 - bộ luật đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của bóng đá nam. Dĩ nhiên, thời đó người ta xem những quý bà đi đá bóng này là không bình thường.

Đến đầu thế kỷ 20 các đội bóng nữ đã lác đác xuất hiện tại các nước nhưng có đặc điểm chung là đều không được tôn trọng. Ở nước Anh, quốc gia nổi tiếng về sự bảo thủ đã cấm cửa tổ chức các đội bóng đá nữ vào năm 1921 vì “không phù hợp” đồng thời cấm luôn các sân bóng của các CLB không được tổ chức các trận bóng đá nữ.

Trước đó, vào năm 1917 đội bóng đá nữ Kerr Ladies được thành lập ở Anh khi các đức ông chồng của các cầu thủ phải đi vào các công xưởng sản xuất súng đạn. Trận đấu đầu tiên gây quỹ cho gia đình các binh lính của họ đã thu hút hơn 10.000 khán giả đến xem.

Năm 1920, trận đấu vào ngày Boxing Day của họ thu hút 53.000 khán giả đến sân Goodison Park (sân của CLB Everton). Mãi đến năm 1971, lệnh cấm vô lý này mới được dỡ bỏ. Ở Đức, người ta cũng cấm bóng đá nữ vào năm 1955 vì “bóng đá làm tổn thương đến cơ thể và tâm hồn phụ nữ cũng như không đúng mực với các khuôn phép”. Đến năm 1970, lệnh cấm này mới được dỡ. Nhìn chung, bóng đá nữ rất có tiềm năng phát triển đi cùng với những phong trào đấu tranh bình đẳng giới. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm cũng như sự cấm đoán vô lý đã ngăn chặn sự phát triển tự nhiên của nó.

Đội nữ Nhật Bản vô địch World Cup 2011

Thập niên 70, 80 của thế kỷ 20 bóng đá có sự phát triển rộng khắp, không chỉ mang tính giải trí mà còn là lĩnh vực kinh doanh béo bở. Cùng với xu thế toàn cầu hòa, bóng đá nữ đã nhúc nhích trỗi dậy. Sau khi đã tổ chức hai giải U20 thế giới và U17 thế giới, cựu chủ tịch FIFA Joa Havalange đã thực hiện một cuộc cách mạnh lớn khi quyết định tổ chức kỳ World Cup đầu tiên cho bóng đá nữ vào năm 1991 tại Mỹ, chậm hơn 61 năm so với bóng đá nam.

Những ai nghi ngờ về sức mạnh và sự lớn mạnh của bóng đá nữ phải xem lại. Khác đôi chút với bóng đá nam, bóng đá nữ có sự phát triển 1 cách đồng đều, ít chênh lệch hơn. Nếu như bóng đá nam có Brazil, Đức, Italia, Anh, Argentina… là những cường quốc bóng đá thì ở bóng đá nữ là Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc…bên cạnh đó là Đức hay Brazil. Như bóng đá nam người ta khó có thể mơ một đội nhược tiểu đánh bại những gã khổng lồ thì bóng đá nữ ngược lại, mọi chuyện điều có thể xảy ra mà việc Nhật Bản đánh bại Mỹ để đăng quang World Cup 2011 là minh chứng đẹp nhất.

Bóng đá nữ tại Việt Nam

Ít ai biết rằng bóng đá nữ Việt Nam đã có lịch sử gần 80 năm. Chính xác là vào năm 1933 dưới thời Pháp thuộc, đội bóng nữ đầu tiên mang tên Cái Vồn đã được thành lập tại Cần Thơ do kỹ sư nông học Phạm Khắc Sửu khởi xướng. Đội quy tụ học sinh tại Cần Thơ cũng như các chị em tá điền có sức khỏe tốt tuổi từ 18-32 tuổi với khoảng 30 thành viên. Đây là đội bóng đầu tiên của cả xứ Nam Kỳ khi đó bởi phải đến vài năm sau mới có thêm đội bóng đá nữ mang tên Bà Trưng ở Rạch Giá-Long Xuyên ra đời.

Đội bóng đá nữ Cái Vồn

Nhưng đó chưa phải chuyện ly kỳ nhất liên quan đến đội bóng này. Nghe tin có đội bóng nữ thành lập Paul Bert, đội bóng nam vô địch giải hạng Nhì khi đó đánh tiếng muốn thử tài. Thư từ qua lại, đội nữ Cái Vồn đồng ý lên Sài Gòn thi đấu với điều kiện chia 60% giá vé vào cửa. Khi đó, đội được đón tiếp rất nồng hậu, bà con đứng đầy 2 bên đường, diễu hành trên xe mui trần khắp thành phố. Vé bán trận đấu đó hết sạch chỉ sau vài giờ. Sợ người xem quá đông nên BTC mới cho trận đấu diễn ra trước 30 phút so với quy định. Trong điều kiện trời mưa, sân trơn, bóng ướt các cô gái Cái Vồn đã thi đấu xuất sắc cầm hòa 2-2 với đội Paul Bert.

Tuy nhiên, cột mốc để đánh dấu bước phát triển của bóng đá nữ đến vào năm 1990 với người khởi xướng là ông Trần Thanh Ngữ, nguyên trưởng phòng TDTT quận 1, TP.HCM khi thành lập đội bóng đá nữ đầu tiên tại TP.HCM. 1 năm sau đó, đội bóng đá nữ đầu tiên ở phía Bắc được thành lập mang tên Than Quảng Ninh. Từ 2 hạt nhân ban đầu này, bóng đá nữ Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng và cho đến nay đã 4 lần vô địch SEA Games. Điều đáng buồn là đãi ngộ của họ không bao giờ bằng các đồng nghiệp nam.

Những chuyện vui về các cầu thủ nữ

Cầu thủ chuyển giới đầu tiên

Đó là trường hợp của Jonny Saelua, cầu thủ đã tỏa sáng đem về chiến thắng lịch sử cho đội American Samoa tại vòng loại World Cup 2014 trước Tonga. Trên giấy tờ Saelua là 1 chàng trai nhưng xuất phát điểm của anh là một cô gái có tên là “Jayieh”. Có nguồn thông tin cho rằng anh là người thuộc giới tính thứ 3, giới tính được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng văn hóa Polynesian.

Cầu thủ chuyển giới Jonny Saelua

Trường hợp của Shamai Labri đáng thương hơn. Cô là 1 cô gái chính hiệu sinh ra ở Saudi Arabia. Ngay từ nhỏ cô đã có niềm đam mê cháy bóng trở thành một cầu thủ bóng đá. Thế nhưng, ở đất nước Hồi giáo này việc phụ nữ chơ thể thao gần như bị cấm đoán hoàn toàn. Để nuỗi dưỡng giấc mơ cô đã nhờ đến các bác sỹ… thú y về hưu chuyển giới cho mình. Dĩ nhiên, với túi tiền có hạn cùng tay nghề không chuyên của những bác sỹ này, Labri nhìn chẳng giống nữ mà cũng chẳng giống nam. Nhưng quan trọng là cô đã được đi đá bóng và hiện là 1 cầu thủ dự bị của đội 2 CLB Najran. Với “anh” giấc mơ quan trọng nhất là sẽ được góp mặt cho ĐTQG Saudi Arabia.

Cầu thủ nữ đầu tiên ghi được hơn 100 bàn thắng

Siêu tiền đạo Mia Hamm

Bóng đá nam hiếm có cầu thủ nam nào ghi được hơn 100 bàn thắng cho ĐTQG nhưng bóng đá nữ thì khác. Vào năm 1988 các nhật báo của Italia đã đồng loạt chúc mừng Elisabetta Betty Vignotto trung phong của đội bóng nữ Italia khi cô ghi được 100 bàn thắng trong 97 khoác áo ĐTQG. Thống kê cuối cùng cho thấy cô ghi được đến 107 bàn/110 trận cho ĐTQG. Kỷ lục của cô được tồn tại cho đến năm 1998 khi tiền đạo xinh đẹp tài năng của ĐT Mỹ Mia Hamm phá với 108 bàn thắng. Con số thống kê cuối cùng cho thấy Mia Hamm ghi được đến 158 bàn thắng trong 275 trận đấu cho ĐT Mỹ. Mia Hamm là 1 trong 2 cầu thủ nữ được vua bóng đá Pele bầu vào đội hình 125 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại theo quan điểm của ông vào năm 2004.

Hoàng Tâm | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục