Sau 12 năm, Đức đã trả giá vì sai lầm như 'ma che mắt' trọng tài

11:23 Thứ sáu 02/12/2022

TinTheThao.com.vnVới nhiều người, việc Đức chia tay World Cup 2022 là cái giá mà họ phải nhận vì chiến thắng gây tranh cãi cách đây 12 năm.

 

Đang có cuộc tranh cãi về tính hợp lệ trong bàn thắng nâng tỷ số 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha. Liệu bóng đã lăn ra ngoài đường biên trước khi Kaoru Mitoma căng ngang vào trong cho Ao Tanaka ghi bàn?

Trọng tài sau cùng công nhận pha lập công cho Nhật Bản. Dù vậy, xuất hiện một số hình ảnh cho thấy quả bóng dường như lăn ra ngoài đường biên. Quá khó để đưa ra lời khẳng định chuẩn xác nhất về việc bóng nằm ngoài cuộc hay chưa. Việc vạch biên ngoài cầu môn không có cảm biến giống Goal Line khiến cuộc tranh luận trở nên căng thẳng.

Bàn thắng hụt của Anh trước Đức ở World Cup 2010 - Bóng Đá

 Một hình ảnh phóng cận cảnh cho thấy bóng đã ra ngoài đường biên.

Đức hẳn phải tự trách mình vì họ không được số phận ưu ái. Và pha bóng làm bàn của Nhật Bản còn được cho là cái giá người Đức phải trả sau 12 năm, kể từ trận 1/8 gặp Anh vào World Cup 2010.

Hôm nay, người Đức đòi công bằng vì bàn thắng ma của Nhật Bản. Còn cách đây 12 năm trên đất Nam Phi, người Anh nổi giận vì bàn thắng hiển nhiên của mình bị từ chối.

Frank Lampard tung ra một cú đá từ xa ngoài vòng cấm trúng xà ngang. Quả bóng từ xà ngang dội xuống đất và được nhìn thấy rõ ràng vượt qua vạch vôi. Dù vậy, trọng tài lại không công nhận bàn thắng trước sự sửng sốt của triệu người trên toàn thế giới.

Nếu bàn thắng của Lampard được công nhận, tỷ số là 2-2, qua đó giúp tinh thần Tam sư thêm hưng phấn bởi họ nhanh chóng san bằng cách biệt. Nhiều người khi đó có niềm tin Anh mới là đội thắng chung cuộc và chẳng đời nào bảng điện tử sau trận hiện lên con số 4-1.

Việc trọng tài như bị 'ma che mắt' khiến Anh dừng bước ngay vòng 1/8. Đó vẫn luôn là khoảnh khắc kinh điển trong lịch sử World Cup và trở thành một tài liệu tham khảo hữu dụng giúp những nhà làm bóng đá triển khai công nghệ Goal Line như ngày nay.

Sau 12 năm, công nghệ được dùng nhiều hơn trong bóng đá. Quả bóng có cảm biến, camera được sử dụng ở nhiều góc để theo dõi cử động cầu thủ. Đương nhiên, vạch vôi cũng trang bị cảm biến để tránh trường hợp như tuyển Anh trong quá khứ.

Bàn thắng hụt của Anh trước Đức ở World Cup 2010 - Bóng Đá

 Khoảnh khắc kinh điển World Cup giúp Đức hưởng lợi và Anh nhận thất bại.

Khổ một nỗi vạch biên ngoài cầu môn lại không trang bị cảm biến để rồi dẫn đến tranh cãi sau trận Nhật Bản và Đức. Nếu có cảm biến ở vạch biên ngoài cầu môn, và dú công nghệ xác nhận quả bóng vẫn còn trong cuộc, thì người Đức sẽ cảm thấy thoải mái hơn là việc rời World Cup trong sự vướng bận như lúc này.

Người Anh được dịp hả hê với những dòng trạng thái khắp MXH về việc 'công lý được thực thi cho Lampard'. Họ cho rằng điều gì đến cũng đã đến để rồi Đức phải trả giá cho chiến thắng tạo sự phẫn nộ cho Anh ở World Cup 2010.

Lữ Phong - theo xevathethao.vn | 10:25 02/12/2022
TỪ KHOÁ
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục