Ký sự các ông bầu (kỳ cuối): VPF & Bát cơm gạo xấu

15:06 Thứ tư 29/02/2012

Ngày nào bóng đá nước nhà chưa sản xuất ra thật nhiều niềm vui, V-League chỉ là một cỗ máy đốt tiền chưa được thiết kế khả năng in tiền thì ngày đó, các ông bầu vẫn là nguồn sống của cả một nền bóng đá.

Nhắc tới cụm từ “Khi các ông bầu nổi loạn” vào lúc này, trên dải đất hình chữ S sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc chiến giữa các ông bầu và VFF, kết cuộc ban đầu của nó là “tấm giấy khai sinh” ra VPF đứng tên “Liên minh các ông bầu”. Một chương mới của bóng đá nước nhà đã mở ra nhưng chương cũ thì chưa đóng lại!

NHM cả nước ủng hộ VPF, trên các diễn đàn bóng đá, các độc giả còn đưa ra ý tưởng lấy ngày 14.12 hàng năm (ngày VPF ra đời) làm “Ngày bóng đá Niệt Nam”. Công việc VPF tiến hành  ngay sau khi “được thở” là lấy lại bản quyền truyền hình mà VFF đã “vô tình” kí với AVG đến 20 năm. Khỏi phải nói người hâm mộ cả nước tán đồng đến nỗi suýt chút nữa lên cơn sốt. Mặc dù kết quả thanh tra bản hợp đồng của VFF và AVG là hợp pháp, nhưng đâu đó người ta vẫn nghe văng văng bên tai những biểu ngữ thâm thúy mà các CĐV đã mang đến sân, tiêu biểu là của các CĐV CLB BĐ Hà Nội: “cảm ơn thanh cha”

VFF vẫn chưa tạo được lòng tin nơi người hâm mộ. Ảnh: Internet.

Cùng lúc đó, sau 7 vòng đấu đã qua của giải VĐQG, người ta vẫn chưa thấy những vấn đề chưa được giải quyết. Lòng tin của người hâm mộ đôi chút bị sụt giảm. Vì dường như VPF quá sâu sát vào BQTH mà quên chăm lo cho các giải đấu. Nhưng đây mới là giai đoạn nguyên thủy của VPF, họ như một đứa trẻ đang lớn, đang định hướng lối đi cho riêng mình. BĐVN và những vấn đề trên sân cỏ đã là văn hóa, đã là một hệ tư tưởng, mà đã như thế thì làm sao thay đổi ngay tức khắc được…

Nhưng điều quan trọng mà VPF có được mà VFF chưa thể tìm ra là: Niềm tin của người hâm mộ, và cả một núi tài sản khổng lồ! Tiền không phải là tất cả nhưng có tiền vẫn hơn.

Trong Việt sử giai thoại có một tích rất hay và ý nghĩa kể về. "Lúc đó, Vua ngự thuyền nhẹ ra Hải Đông, chiều rồi mà vẫn chưa ăn cơm sáng. Có người lính là Trần Lai dâng cơm gạo xấu, Vua khen là trung, ban cho chức Thượng phẩm kiêm chức Tiểu tư xã của xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng".

Câu chuyện được hiểu theo nghĩa đơn giản như thế này: nếu bạn lâm vào đường cùng, tắt hết mọi hy vọng thì có ai đó chìa bàn tay ra cứu vớt thì hẳn bạn sẽ xem trọng người đó. Thử tưởng tượng đơn giản: NHM bóng đá ta là vua (mà lập luận này hoàn toàn chính xác, bóng đá cũng là một trò giải trí, phục vụ khán giả, khán giả là khách hàng, mà bây giờ khách hàng là thượng đế). Bóng đá ta đang bế tắc khi bước đi trên con đường chuyên nghiệp, NHM đang chịu “đói” thứ bóng đá mà một thập kỉ trước người ta còn mơ màng gọi là chuyên nghiệp. Và VPF như anh lính Trần Lai kia, dâng cơm cho “Vua”, dẫu chỉ là “bát cơm gạo xấu”.

Cùng với việc uy tín và khả năng điều hành của VFF giảm sút nghiêm trọng, thật dễ hiểu khi NHM tiếp nhận “bát cơm gạo xấu” của VPF nhanh chóng và không cần suy nghĩ.

Tất cả những ai yêu mến bóng đá nước nhà sẽ chung ý nghĩa rằng: Chỉ VPF và VPF mới có đủ khả năng phát triển bóng đá Việt Nam. Nói VPF “dâng” bát cơm gạo xấu cho NHM lại mang một tính chất ẩn dụ khác. Dẫu VPF ra đời nhưng bóng đá Việt Nam vẫn sống trên hệ ý thứ cũ, giải VĐQG có những vấn đề đã trở thành “văn hóa” xấu xí. Thế nên, VPF phải hình thành những cái rất mới thay đổi dần trên hệ ý thức cũ.     

Đơn cử như chuyện không thể nấu thành một bát cơm trắng tinh, mới nhìn đã hấp dẫn với những hạt gạo xấu, đen. Nếu đâng bát cơm gạo xấu cho Vua Trần Nhân Tông ở Hoàng Cung thì sẽ có khối kẻ phải mất đầu, nhưng trong tình cảnh trên biển và phải chịu đói, nó lại giúp người dâng lập công.

Mối quan hệ giữa VFF và VPF vẫn chưa tìm ra lối thoát. Ảnh: Internet.

Việc VFF không tạo ra được một “bát cơm gạo đẹp” phục vụ người hâm mộ để dần đánh mất vị thế và uy tín cũng là câu chuyện “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nhưng rõ ràng, không một ai có thể xóa sạch vai trò của VFF, họ vẫn là một LĐBĐ quốc gia và có nhiều thẩm quyền mà VPF không có. Thế nhưng, để bóng đá Việt Nam phát triển thì VPF và VFF cần bắt tay nhau, cùng hành động chứ không phải là đấu tranh chống nhau.

Các đây không lâu, mục “Chuyện thường ngày” của Báo Tuổi Trẻ, tác giả Bút Bi có viết một bài rất hay: “Cơm với phở trong bóng đá”. Rõ ràng, mối quan hệ của VPF và VFF quá phức tạp đã đẩy lên cao độ đáng lo ngại. Người của VFF sẵn sàng nói VPF là… Chí Phèo, trong khi ông cũng đóng vai trò không nhỏ ở VPF. “Sáng đi ăn phở nói xấu cơm… chiều ăn cơm nói xấu phở” đang diễn ra trong nội bộ VFF và VPF. Nguy hiểm hơn, chính nó đục khoét mối quan hệ vốn vĩ đã rạn nứt nghiêm trọng của cả hai.

Xin dẫn lại nguyên văn đoạn kết trong bài viết: “Nhưng ngoài đời, mấy ông lăng nhăng chỉ phải trả giá cho việc "cơm phở" bằng thiệt hại riêng cho bản thân; còn trong bóng đá, cả làng yêu môn thể thao vua phải chịu thiệt vì mối quan hệ phức tạp giữa VFF với VPF”.

VFF không thể cho người hâm mộ bát cơm gạo đẹp, mà cũng chẳng có gạo xấu để thổi cơm thì hãy cùng VPF dâng tạm người hâm mộ bát cơm gạo xấu. Hy vọng VPF cũng vậy, bây giờ khán giải cả nước ăn bát cơm ấy, nhưng vài ba năm nữa, bát cơm phải là gạo đẹp. Nếu không, sẽ bị “rơi đầu”. “Bát cơm gạo xấu ấy” được Nguyễn Khắc Thuần bàn: “Mầm hại cho xã tắc đã có ngay trong cái tốt không phải chỗ”

(Bạn đọc: Lê Hoài Dư)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục