Tìm hiểu về tiếng hét “Come onnnn…!” trong tennis

09:44 Thứ sáu 06/12/2013

Sau loạt đánh bóng 12 lần qua lại, Sara Errani đánh bóng vào lưới, đầu bên kia sân Victoria Azarenka hét to “Come on!” Azarenka dẫn 30-15 ở game thứ 6 trong trận đấu bảng WTA Championships. Tiếng hét của Azarenka đến hơi kỳ cục, đó chẳng phải là điểm then chốt trong trận đấu, cô cũng không phải chơi bóng dưới sự thù địch của khán giả mà ngược lại.

Ở các giải Grand Slam, bạn có thể nghe những tiếng hét này thường xuyên hơn, khi sân đấu này liền kề sân khác. “Come on!” có thể thốt ra từ những cái miệng không phân biệt lứa tuổi, giới tính, quốc tịch hay xếp hạng. Ở ngôn ngữ khác, thay vì “Come on!” có thể sẽ là Vamos!” (tiếng Tây Ban Nhan) hay “Allez!” (tiếng Pháp).

Tôi có thể nghe thấy tiếng hét này ở điểm thứ hai từ khi trận đấu bắt đầu”, nhà báo kỳ cựu về tennis cho biết, “Thật không bình thường”. “Đó là câu mà mọi người đều hét”, Judy Murray nói, bà cho rằng con trai mình Andy Murray là một “Come on!” man.

Nó trở thành khẩu hiệu của môn này”, Mary Carillo, nhà bình luận tennis trên truyền hình nhiều năm cho biết. “Tôi nghĩ không có những cụm từ nào ở các môn thể thao khác so sánh được với từ này về độ phổ biến”, Ted Robinson từ kenh NBC đưa ý kiến.

“Come on!” có nhiều nghĩa, như tự thúc giục mình nhanh hơn, cố gắng hơn; biểu lộ sự thất vọng; một từ dùng để khuyên giải người khác; biểu lộ sự khuyến khích; biểu lộ sự không tin tưởng; biểu lộ sự cáu giận, mất kiên nhẫn. Tùy ngữ cảnh, tùy âm sắc mà “come on!” mang ý nghĩa khác nhau. Trên sân tennis, “come on!” thường là “tiến lên!” nếu nói nhỏ vừa đủ mình nghe hoặc sẽ “tới đây, ta thách đấy!” nếu hét tô. Trường hợp cua Azarenka rõ ràng là khiêu khích: “Tiếp đi nào, tiếp nữa đi, ta thách mi đấy”.

Tại sao một từ khá kỳ cục trở thành khẩu hiệu? “Tôi không biết, những từ đó ở đầu lưỡi tôi đầu tiên một cách tự nhiên sau một đường bóng căng thẳng”, John Isner nói. “Có lẽ tôi xem nó trên ti vi từ nhỏ, rồi dùng nó trên sân tập từ nhỏ và trở thành thói quen”, Milos Raonic nói. Ai là người đầu tiên dùng “come on!”? Tôi nghĩ Lleyton Hewitt là người đầu tiên”, cựu tay vợt Brad Gilbert cho ý kiến. “Tôi không biết ai đầu tiên, nhưng khi bàn về chuyện này, cái tên đầu tiên nhảy vào đầu tôi là Hewitt”, Robinson nói. “Hewitt”, Carillo nói, “Ít nhất anh biến nó thành phổ biến”.

Vậy tay vợt 32 tuổi từng giành 2 Grand Slam nói gì? “Tôi chơi bóng với rất nhiều cảm xúc. Tôi bắt đầu dùng từ này ở các giải đấu trẻ. Từ này đã được sử dụng trước khi tôi chơi bóng. Có lẽ bạn đã từng nghe Jimmy Connors dùng nó rồi?” Virginia Wade, tay vợt nữ năm nay 68 tuổi khẳng định bà đã dùng “come on!” từ thập niên 1960.Nguồn gốc của “come on!” trong tennis có thể lờ mờ nhưng Hewitt cho nó tầm vóc của hiện nay, không thể phủ nhận điều đó. Anh còn làm cho nó sinh động bằng cách chụm năm đầu ngón tay chĩa vào trán mình. Hình ảnh rất ấn tượng.

“Come on!” trở thành một quốc tế ngực trong tennis, từ cô gái người Sec đến chàng trai người Argentina đều dùng. “Tôi nhớ có một lần đấu với một đối thủ Nhật Bản, đó là một cô gái điềm tĩnh ngọt ngào. Nhưng rồi thì cô ta cũng hét “come on!” dữ tợn như ai. Tôi không biết là cô ta nói được tiếng Anh hay không”, Lindsay Davenport nói. Từ “Vamos!” giờ cũng trở nên “quốc tế hóa” Ana Ivanovic dùng nó với Fernando Verdasco. Svetlana Kuznetsova dùng nó vì cô tập tennis ở Tây Ban Nha từ tuổi thiếu niên. Trong một trận đấu ở giải Rogers Cup năm nay, cuối set hai, tay vợt Ý Sara Errani đánh một trái bóng hỏng, đầu bên kia, tay vợt Pháp Alize Cornet hét lên “Vamos!”, Errani vốn là người khá điềm tĩnh đã bị chọc tức, vặn lại: “Tại sao cô nói vamos? Cô phải nói allez chứ. Cô chưa bao giờ nói vamos mà hôm nay lại nói vamos”.

Sloane Stephens và Serena Williams bắt đầu bất hòa từ đầu năm, trong trận tứ kết ở Brisbane, Serena thắng điểm quan trọng, đấm nắm tay và hét “come on!” Stephens xin hội ý với HLV và trong lúc này, cô nói với HLV của mình: “Những từ come on đó thật thiếu tôn trọng”. “Em có thể hét lên nếu con muốn, không có gì sai hết”, HLV trả lời. Đến khi trọng tài ra hiệu hết giờ hội ý, HLV của cô nói không có chủ ý: “Được rồi cô bé, come on”. Những người này ít khi biết họ đang nói gì.

Không phải “come on!” nào cũng giống nhau. Tựu trung lại, trên sân tennis có hai loại phổ biến. “Tôi nghĩ đến come on sau một đường bóng tố, nó bơm cho tôi thêm nhuệ khí”, Raonic nói. Còn lại là dùng để chơi đòn tâm lý. “Rất nhiều come on được gửi đến đối thủ như một thông điệp hăm dọa”, cựu tay vợt Tracy Austin nhận xét. “Nổi tiếng” nhất là trong trận chung kết nữ US Open 2011, Serena “come on!” khi đường bóng chưa kết thúc, trọng tài phạt Serena, cho Samantha Stosur thắng điểm quan trọng gần cuối set đấu đó, Serena cãi và đe dọa trọng tài, cả giận mất khôn, thua trận đấu đó.

Dù dùng với mục địch gì thì “come on!” , “vamos!” “allez” đang là một phần không thể thiếu trong tennis,như sân màu xanh và bóng màu vàng vậy.

Tổng hợp | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục