Thị trường Châu Á đang tiến bước vững chắc

14:59 Thứ tư 17/12/2014

Alison Lee là Phó chủ tịch ATP phụ trách vùng quốc tế, bao gồm Úc, châu Á, Trung Đông, Nga và châu Phi. Được bổ nhiệm tháng 11.2012 và đóng trụ sở lại Sydney (Úc), Lee là đầu tàu trong việc phát triển ATP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cô cũng ngồi ghế Hội đồng hệ thống giải đấu ATP Challenger.

Nổi bật hơn, cô là người phụ nữ duy nhất trong Hội đồng 13 thành viên quản lý ATP. “Tôi nghĩ phụ nữ sẽ đêm một tầm nhìn khác lạ nếu bạn ở trong một phòng toàn đàn ông”, cô nói. “Ngoài điều này ra, tôi chỉ xem mình như một người làm công bình thường, giống những người khác”. Lee nói chuyện với phóng viên Courtney Nguyen của tạp chí Sports Illustrated về công việc của cô, về sự phát triển của ATP và về tennis châu Á.

Đầu tiên, tôi không chắc mọi người biết cách ATP tổ chức và vận hành thế nào, và chính xác vị trí của chị là gì? Chị có thể giải thích?

ATP là Hội đoàn của các tay vợt và các giải đấu. Chúng tôi là tổ chức phi lợi nhuận. Tiền chúng tôi làm được cuối cùng cũng được phân phối lại cho các thành viên. ATP chia thế giới ra 3 khu vực: châu Mỹ, Châu Âu và tôi phụ trách phần còn lại thế giới (International Group). Văn phòng của IG được mở ở Sydney từ năm 1990. Lực lượng của tôi rất mỏng, có 4 người trong văn phòng, làm việc từ xa với các nhóm khác trong ATP. Chúng tôi phải nói chuyện với các đồng nghiệp mọi lúc, do chênh lệch múi giờ, nên chúng tôi thường làm đêm.

Tôi bắt đầu làm ở ATP năm 1998. Tôi làm cả 5 giải Masters Cup ở Thượng Hải với vị trí thứ hai sau Brad Drewett (Chủ tịch quá cố của ATP). Bên cạnh làm việc với các nhà tài trợ, các tay vợt. Tôi cũng là Chủ tịch của Hội đồng hệ thống ATP Challenger với hơn 150 giải đấu.

Sao chị còn ngồi vào cả Hội đồng của Challenger?

Tennis vùng tôi quản lý rõ ràng yếu hơn hai vùng kia. Các giải Challenger là cách duy nhất ATP bắt đầu đặt chắc chân vào thị trường của chúng tôi. Tôi muốn nhiều giải Challenger nữa ở châu Á – Thái Bình Dương và muốn các giải mạnh dần lên. Đó là cách để các CĐV bắt đầu biết thế nào là ATP. Để các nhà tài trợ quen dần với tennis, đừng hy vọng họ sớm bỏ ra một lúc nhiều tiền để mang các giải ATP World Tour về. Để các tay vợt đấu giải không phải di chuyển xa, với các tay vợt châu Á, đấu trường chính của họ hiện giờ vẫn là các giải Challenger. Đó là lý do tôi muốn có vị trí trong Hội đồng ATP Challenger. Năm nay, trong 151 giải Challenger tổ chức trên toàn thế giới, châu Á chiếm 22% giải.

Có những thảo luận về việc bơm tiền vào Hệ thống Challenger. Nhằm tăng số lượng các giải đấu? Hay nhằm tăng tiền thưởng ở các giải đấu?

Bơm tiền thì dễ nhưng phải có chiến lược. Chúng tôi không muốn các tay vợt phải chi phí nhiều. Nhưng chúng tôi cũng không muốn họ dẫm chân ở các giải Challenger 8-10 năm. Các giải này chỉ là vùng đệm để họ tiến lên Hệ thống ATP World Tour. Hiện giờ, quỹ thưởng thấp nhất của một giải Challenger là 40.000 USD cộng với chi phí ăn ở cho các tay vợt. Đến năm 2017, sẽ nâng mức thấp nhất lên 50.000 USD.

Điều gì khó nhất khi vận hành Hệ thống Challenger?

Các giải Challenger chỉ cần phê chuẩn trong 1 năm, không cần giấy phép dài hạn. Và các giải đó không phải là thành viên của ATP. Vì thế sự tồn tại của họ rất mong manh, năm nay họ làm rồi năm sau hết tiền họ nghỉ. Chúng tôi mất 10-20% số giải mỗi năm và ngược lại, cũng them ngần đó giải mới. Khi có những biến động như vậy, là nhà điều hành, bạn phải xếp lịch làm sao cho họ hợp lý, tiết kiệm chi phí di chuyển cho các tay vợt.

Đâu là những thách thức trong việc phát triển ATP trong khu vực của chị?

Ở châu Á, chỉ Nhật Bản là thị trường trưởng thành, thực sự hiểu tennis. Phần còn lại châu Á quá mới. Trung Quốc cần them thời gian. Xây dựng một nền tảng tennis vững chắc ở đây là thách thức lớn nhất. Tôi muốn thấy nhiều giải ATP World Tour hơn nữa ở khu vực của tôi nhưng tôi không biết liệu chúng tôi đã sẵn sang vượt qua con số 13 giải được cấp phép chưa (bao gồm cả giải ở Nga và Morocco).

Chị đề cập đến 13 giải có giấy phép ở khu vực chị quản lý. Theo như tôi hiểu, giấy phép không được chuyển nhượng giữa các khu vực. Vậy nếu chị muốn có một giải mới ở châu Á thì sao?

Hội đồng quản trị ATP sẽ quyết định việc này.

Nghe đồn khu vực chị chuẩn bị có giải thứ 14?

Thuyết phục vùng khác chuyển giấy phép là chuyện rất khó, chỉ có thể xin thẳng từ ATP. Ngày trước, hãng hàng không South African Airways tài trợ cho ATP. Trong quá trình thương thảo hợp đồng tài trợ, họ xin thuê giấy phép tổ chức giải trực tiếp từ ATP trong 3 năm và ATP đã phê chuẩn. Kết quả là giải đấu ATP được tổ chức tại Nam Phi trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Giải thứ 14 chưa có ở khu vực chúng tôi.

Thành công của Kei Nishikori tác động đến khu vực chị thế nào?

Ngoại trừ Helta Airlines và Tag Heuer thì tất cả các nhà tài trợ của cậu ấy là từ Nhật Bản. Thật tuyệt vời nếu nhiều công ty châu Á hỗ trợ các tay vợt phải dựa vào số tiền có hạn của các liên đoàn. Tôi thấy các nhà tài trợ châu Á quan tâm đến các giải đấu nhiều hơn, tôi có nhiều cuộc gọi, cuộc họp hơn.

Li Na thành công, thị trường Trung Quốc bùng nổ. Kei Nishikori thành công, thị trường Nhật Bản sôi sục. Liệu có nguy hiểm hay không khi dựa quá nhiều vào thành công của các tay vợt hàng đầu đề duy trì thị trường?

Điều Trung Quốc có là dân số đông, là cấu trúc được thiết lập và họ đang học. Tầm này năm ngoái, tôi nói chuyện với một vài quan chức ở Bắc Kinh, Thượng Hải, tôi nói họ hãy nhìn cách Hiệp hội tennis Nhật Bản (JTA) làm với Kei. Và họ phản ứng rất nhanh, gửi 5 tay vợt ra nước ngoài tập. Nhưng đừng nghĩ cách làm đó là chỉ có mặt hay. Nếu anh có nhiều tiền, nhiều công ty đứng sau anh, nhiều giải đấu thì các tay vợt sẽ quá thoải mái và nếu quá thoải mái thì họ không có nhiều động lực.

Nguồn: Tạp chí Thế giới Tennis

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục