Bóng đá Việt Nam: Trong nỗi nhớ "tượng đài"

14:20 Thứ hai 01/10/2012

Vừa qua giải “hữu nghị bóng đá lão tướng 2012” đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của 8 đội bóng Đường Sắt Việt Nam, Công An Hà Nội, Quân Đội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và TP. Hồ Chí Minh. Giải đấu chính là dịp để người thâm mộ nhớ về những “tượng đài” ngày nào của bóng đá Việt Nam…

Tại giải VĐQG Việt Nam (hiện tại được gọi là V-League) sau sự ra đi của hàng loạt những cái tên như Hải Quan,Thể Công, Công An Hà Nội, Cảng Sài Gòn, CA TP.HCM... cùng với những khó khăn chồng chất của thời điểm hiện tại đang đe dọa tới sự tồn vong của các đội bóng đang được coi là biểu tượng của BĐVN thời điểm này như Đà Nẵng, hay Sông Lam Nghệ An...

Sự chuyển mình của bóng đá Việt Nam từ việc sống nhờ túi tiền của ngân sách địa phương sang hướng chuyên nghiệp với "bầu sữa" của các doanh nghiệp đã vô tình làm mất đi rất nhiều cái tên đã in sâu trong ký ức nhiều người.

Thể Công - một trong những tượng đài của BĐ Việt Nam - Ảnh; Internet

Những "tượng đài" như Thể Công, Cảng Sài Gòn hay CA Hà Nội, CA TP.HCM... đã có thời làm mưa làm gió trên các sân cỏ Việt Nam với hàng loạt danh hiệu lớn nhỏ. Vậy nhưng, mỗi đội bóng lại "chết" một kiểu khác nhau, đội thì được chuyển giao cho doanh nghiệp với một cái tên hoàn toàn mới, có đội lại sống mòn mỏi với túi tiền trống rỗng cùng năm lần bẩy lượt thay tên đổi họ. Cũng có đội phải chấp nhận giải thể vì không thể theo nổi cuộc đua “tiền”.

Trong vài năm trở lại đây, những địa phương trước kia vốn được coi là rất mạnh trong công tác đào tạo trẻ như Nam Định, Huế cũng chẳng còn được góp mặt tại sân chơi cao nhất của bóng đá nước nhà, thậm chí cả hai đội thời điểm này đã là "khách quen" của giải hạng Nhì.

Hay đơn cử như mùa giải V-League 2012, cả V.Hải Phòng và TĐCS.Đồng Tháp đều đã chìm nghỉm tại sân chơi V-League với hai chiếc vé ngược về giải hạng Nhất. Trước đó cả hai địa phương Hải Phòng và Đồng Tháp đều được đánh giá là có "số má" trong làng bóng đá Việt Nam.

Với vô vàn khó khăn của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện nay, chẳng ai dám chắc ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam sẽ không tiếp tục mất đi những cái tên được coi là “tượng đài” của bóng đá Việt Nam bao lâu nay.

Đặt giả thuyết, nếu bầu Hiển và ngân hàng Bắc Á không còn đầu tư cho bóng đá Đà Nẵng và SL.Nghệ An, nhiều khả năng cả hai đội bóng được coi là biểu tượng đương thời của bóng đá Việt Nam cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn.

Vẫn biết muốn làm bóng đá chuyên nghiệp là phải có tiền, thậm chí cần rất nhiều tiền mới có thể "sống khỏe". Tuy nhiên, trước sự ra đi của quá nhiều đội bóng mà trước kia họ luôn được coi là "tượng đài" của bóng đá Việt Nam vẫn khiến nhiều người cảm thấy vừa buồn, vừa hụt hẫng, xen lẫn đôi chút hoài cổ.

Nghịch lý ở chỗ, để thay thế cho những "tượng đài" đó là những CLB chẳng có chút truyền thống, không có bề dày lịch sử, thậm chí đến cái tên gọi cũng được thay đổi liên tục, dẫn tới việc không có khán giả "ruột" cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Chỉ mong sao bóng đá Việt Nam vẫn phát triển theo hướng chuyên nghiệp và các "tượng đài" của bóng đá Việt Nam vẫn giữ được vị thế vốn có của mình. VFF và VPF cần phải làm thế nào để những trung tâm bóng đá mạnh nhất nhì cả nước thời điểm hiện nay như Nghệ An, Đà Nẵng sẽ không chịu chung số phấn giống như Thể Công, Cảng Sài Gòn thủa nào...

(Bạn đọc: Y2O)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục