Bóng đá Tây Ban Nha không phải là hình mẫu để noi theo

21:19 Chủ nhật 05/02/2012

Bóng đá Tây Ban Nha vẫn vỗ ngực mình có đầy những ngôi sao. Và họ không thiếu lý do để làm như thế. Đội tuyển áo màu đỏ là nhà vô địch thế giới và châu Âu; trong cuộc bình chọn Cầu thủ Xuất sắc nhất Thế giới của FIFA cả ba cầu thủ vào chung kết đều chơi bóng ở Tây Ban Nha. CLB Barcelona từ ba năm qua luôn được coi là đội bóng hay nhất thế giới, kể cả trên phương diện lối chơi và danh hiệu, và đối thủ duy nhất có thể tranh giành bá quyền với đội bóng xứ Catalunya là Real Madrid, cũng là một đội bóng của Tây Ban Nha. Nói một cách khác, sự thống trị của bóng đá Tây Ban Nha là rõ ràng nhìn từ mọi góc độ: đội tuyển quốc gia, câu lạc bộ và các cá nh&

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác, rất khó có thể nói bóng đá Tây Ban Nha là hay nhất thế giới, cả về phương diện đạo đức, cấu trúc và tổ chức. Và vì thế càng không thể nói bóng đá nước này là một hình mẫu để noi theo.

Các trận "Kinh điển" đang góp phần "truyền bá" hình ảnh xấu xí của bóng đá TBN - Ảnh Getty

Trong vòng loại tứ kết Cúp Nhà vua vừa qua, các trận đấu giữa FC Barcelona và Real Madrid đã phản ánh tất cả những điểm xấu của nền bóng đá ở xứ sở đấu bò tót, từ cú giẫm chân của Pepe lên bàn tay của Messi đến việc Mourinho chờ trọng tài ở hầm đỗ xe để “mắng vốn”, cũng như việc tổ chức các trận đấu vào lúc 22.00 giờ đêm giữa mùa đông băng giá, trong khi đất nước chả có lý do gì để mà liên hoan hay thức trắng đêm. Đó là chưa kể đến tuyên bố xanh rờn của thẩm phán duy nhất của cái gọi là Ủy ban Thi đấu, Alfredo Florez, theo đó cơ quan chức năng này chỉ xem xét vụ Pepe nếu hai ngón tay của Messi bị cắt bỏ.

Đó không phải là những sự việc riêng lẻ hoặc nhất thời mà là hậu quả của một thể chế bóng đá ngày càng tồi tệ từ mùa bóng này qua mùa bóng khác, với những biểu hiện phi thể thao ngày một gia tăng. Một nền bóng đá thiếu tính nhân văn, đậm chất bạo lực, đầy rẫy những trường hợp tham nhũng, khủng hoảng về thẩm mỹ và đạo đức lại bị chi phối bởi những cá nhân chỉ biết vun vén cho quyền lợi của mình mà không thèm đếm xỉa đến những quyền lợi của tập thể, đang làm hoen ố những thành tựu thể thao của Tây Ban Nha.

Tất nhiên, đây không chỉ là một vấn đề của riêng bóng đá Tây Ban Nha. Tại Anh, môn thể thao này cũng không tốt hơn gì nhiều xứ bò tót, mặc dù các cấp lãnh đạo làng túc cầu của xứ sương mù giảo hoạt hơn và cũng quyết đoán hơn. Nhưng, không bao giờ được coi cái xấu của nhiều người là niềm an ủi của một số ít người. Không thể đánh giá thấp khả năng hủy hoại xã hội từ sự xuống cấp của nền bóng đá.
Khang Chi | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục