Câu chuyện bóng đá: "Ông thầy" Nhật Bản

14:46 Thứ năm 09/01/2014

Thất bại 0-7 trước U19 Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một trận thua. Nó là một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt, khiến nhiều người trong chúng ta tỉnh táo hơn. Nó là sự khác biệt rất rõ ràng về đẳng cấp của 2 nền bóng đá, 2 cách làm bóng đá.

Là sự khác nhau rất cơ bản của một đội tuyển quốc gia thực thụ với tinh hoa của cả nền bóng đá chuyên nghiệp và bên kia, chỉ mới là một lứa cầu thủ của một lò đào tạo tư nhân, là sản phẩm chưa hoàn chỉnh của một ông bầu “mạnh gạo, bạo tiền”.

Nếu bóng đá Việt Nam chọn Nhật Bản làm “ông thầy” của mình thì rõ ràng, đấy là một “ông thầy” đáng kính. Ở cùng một độ tuổi, sự trải nghiệm trận mạc của U19 Nhật Bản có vẻ như đi trước U19 VN đến vài năm trời. Họ đá bằng chiến thuật rõ nét còn U19 VN chỉ như những cậu bé mới ra trường.

Ở tuổi này mà bầu Đức còn bảo phải học thêm nữa thì chẳng biết bao giờ Học viện HA.GL mới có cầu thủ chất lượng tương đương Nhật Bản. Đây là sự giới hạn của cầu thủ Việt chứ không đơn thuần là học thêm hay học nữa. Có cố học thêm cũng không được.

Còn nữa, đấy là một “ông thầy” nghiêm khắc. Dù tham gia giải đấu mang tính chất giao hữu nhưng U19 Nhật Bản đá theo đúng tư cách của một đội tuyển quốc gia, có như thế thì U19 VN mới biết mình ở trình độ nào.

Nó khác hẳn việc AS Roma hay Tottenham có thể vẫn “nhẹ tay” khi họ không có quá nhiều ràng buộc về nghĩa vụ “màu cờ, sắc áo”. Sự nghiêm khắc của U19 Nhật Bản có thể khiến những nhà tổ chức phải phiền lòng khi phá hỏng bầu không khí “cờ bay phần phật” nhưng cũng là lời cảnh báo rằng ở cấp độ đội tuyển quốc gia, không có chuyện “biển diễn” hay “đá show” để làm hài lòng nhà tài trợ hay “gây mê” người hâm mộ.

Việt Long | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục