Bạn chọn món ăn nào, bóng đá hay 'nồi lẩu'?

18:00 Thứ năm 15/11/2018

TinTheThao.com.vnChúng ta có thể chi ra 200 ngàn VNĐ để 'đánh chén no say', nhưng bây giờ mười lần số tiền đó chưa chắc bạn sẽ được 'no mắt' trong khoảng 90 phút tại Mỹ Đình.

Cách đây vài ngày, khi đội tuyển Indonesia đối đầu với Timor-Leste trên sân nhà, có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn nếu chỉ nghe tiếng mà không nhìn vào màn hình TV. Rõ ràng các cổ động viên trên khán đài tỏ ra rất cuồng nhiệt với những cách khích lệ đội nhà kiểu 'Ultra' tại Italia.

Và thực tế thì một anh chàng nào đó trên diễn đàn Asean Football Community cũng thừa nhận rằng văn hoá cổ vũ của người Indonesia được học hỏi theo phong cách của Italia, nơi đó họ chia ra hai nửa nam - bắc nhưng tóm lại vẫn yêu bóng đá theo nền tảng cổ vũ của người dân tại đất nước hình chiếc ủng.

Bạn chọn món ăn nào, bóng đá hay 'nồi lẩu?' - Bóng Đá

 Sự khác biệt lớn về từng thời điểm cổ vũ của khán giả Indonesia.

Thật ra chỉ có khoảng 15 ngàn người vào sân Bung Karno thay vì hơn 50 ngàn đúng với sức chứa tối đa của nó. Ấy vậy mà âm thanh vẫn rền vang trong mọi khoảnh khắc, nhưng đội khách sẽ 'sống sao' nếu các hàng ghế được lấp đầy người hâm mộ?

Trên một dòng bình luận bằng tiếng Bahasa, chàng trai đó vẫn khẳng định người Indonesia rất rất yêu bóng đá, nhưng họ phản đối những tiêu cực xung quanh đội bóng, tẩy chay cái cách mà cơ quan quyền lực nhất đất nước vận hành đội tuyển...

Và để đáp lại, người hâm mộ nước bạn 'không thèm' vào sân để cổ vũ. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể nói họ hết yêu cầu thủ, hết yêu bóng đá nước nhà, bởi có cả hàng trăm dòng trạng thái, hàng ngàn bình luận vẫn được đăng lên mạng xã hội từ trước, trong và sau trận đấu.

Bạn chọn món ăn nào, bóng đá hay 'nồi lẩu?' - Bóng Đá

 Tiếng hò hét vẫn rền vang, nhưng CĐV indonesia thất vọng vì đội nhà, thất vọng vì LĐBĐ.

Lật lại vấn đề chính của bài viết, sức nóng của trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia vẫn chưa hết cho đến thời điểm này. Nhưng tình yêu của người hâm mộ là một phần, và chuyện mua vé lại khiến câu chuyện trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Đúng vậy, bình thường bạn có thể dùng 200 ngàn VNĐ để mua nguyên liệu nấu ăn hoặc ra quán cóc nào đó nhâm nhi bên nồi lẩu nghi ngút giữa tiết trời đầu đông. Nhưng bây giờ, với mười lần số tiền đó, bạn có thể chỉ mua được một tấm vé hạng xoàng ở khán đài C hay D.

Sự bất thường và kỳ quái thực sự rất dễ nhận biết nếu so sánh giá vé gốc. Tất nhiên, sự chênh lệch giá vé ở chợ đen vẫn thường xảy ra tại Châu Âu. Vì bạn cũng có thể phải làm cách đó để thuê thẻ vào sân Old Trafford hoặc Emirates... nếu không đăng ký cả mùa.

Bạn chọn món ăn nào, bóng đá hay 'nồi lẩu?' - Bóng Đá

 Len lỏi vào các diễn đàn trên MXH, bạn có thể dễ dàng mua vé với giá 'cắt cổ'.

Dù vậy, ở một đất nước sẵn sàng 'bay nguyên đêm' chỉ vì thành tích á quân giải trẻ Châu Lục hay hạng bốn Asiad thì rõ ràng quan điểm về sự ủng hộ đối với khả năng hoạt động của những người liên quan sẽ rất khác so với dân Anh, vốn được coi như chuẩn mực của 'văn hoá cổ vũ bóng đá'.

Nhiều người thậm chí nói rằng: "Ôi dào, vào sân làm gì, tốn tiền triệu mà có khi quay đi lại không xem được bàn thắng Công Phượng xé lưới Malaysia ấy chứ... Chi bằng tôi dùng 2 triệu đồng để ra quán ăn lẩu, vừa được xem truyền hình, nét cả TV và nét cả nhân viên phục vụ... có khi còn dư tiền mang về".

Vấn đề ở đây đã được đưa ra rõ ràng: Bạn có hai lựa chọn, vào sân chứng kiến hoặc ra quán nhâm nhi theo dõi - Nhưng nếu đã là một người hâm mộ bóng đá đích thực, chúng ta không nên bỏ rơi đội tuyển nếu nhìn vào cái cách mà các CĐV nước bạn đã từng thể hiện hoặc xa hơn nữa là Châu Âu.

Bạn chọn món ăn nào, bóng đá hay 'nồi lẩu?' - Bóng Đá

 Người Anh có văn hoá cổ vũ rất văn minh, điều đó không chỉ là băng rôn mà khán đài ở gần sát với mặt sân.

Tuy nhiên, cổ vũ ở đây không hẳn là bất chấp mang pháo sáng vào sân hoặc đội nhà nhận kết quả bất lợi thì phần thưởng của họ sẽ là chai, lọ, mũ cối... thậm chí hành hung khán giả đội khách như chính những gì người Malaysia từng đối xử với chúng ta cách đây vài năm.

Đừng theo Italia, hãy nghĩ đến Anh Quốc, nơi bạn có thể nảy ra ý tưởng in những tấm băng rôn lịch sự để sống và yêu bóng đá theo cách văn minh nhất. Lời nói thâm thuý bao giờ cũng sẽ khiến người khác động lòng trắc ẩn, nhưng dẫu sao, bạn cũng có thể lựa chọn một món ăn thực tế thay vì món ăn tình thần đúng nghĩa

Vũ Quang Toản | 16:05 15/11/2018
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục