VFV có trách nhiệm không?

08:51 Thứ bảy 22/02/2014

Trách nhiệm trực tiếp thì không, vì quyền quyết định giải tán đội bóng thuộc về đơn vị đầu tư. Nhưng rõ ràng, năng lực quản lý yếu, cộng với việc thiếu các chế tài áp dụng khi xảy ra sự cố của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) đã gián tiếp đẩy làng bóng chuyền vào tình trạng hỗn loạn, nhiều nhà tài trợ lần lượt rút lui vì chán nản.

VFV chưa từng trở thành “trọng tài” giải quyết rắc rối giữa VĐV và CLB khi được cầu viện. VFV với cách điều hành tùy hứng của ông Tổng thư ký và một số cá nhân thiếu tâm huyết không thể hiện được vai trò là chỗ dựa đối với các đối tượng tham gia bóng chuyền.

Hầu hết các địa phương, CLB đều phải tự chủ hoạt động, tự xây dựng mô hình, ký kết hợp đồng ngắn và dài hạn với VĐV…

Hầu hết các địa phương, CLB đều phải tự chủ hoạt động, tự xây dựng mô hình, ký kết hợp đồng ngắn và dài hạn với VĐV… và khi xảy ra chuyện, VFV chỉ còn biết đứng ngoài nhìn, hoặc né tránh trách nhiệm.

Khi Quy chế chuyển nhượng VĐV còn nhiều kẽ hở, khi các chế tài xử lý rắc rối không rõ ràng (nếu không muốn nói là không có), nhiều người cho rằng VFV có lẽ cũng nên… giải tán giống như trường hợp của các đội bóng vừa giải thể là vừa!

Việt Hùng | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục