U23 Việt Nam: Thôi đừng chiêm bao

13:07 Thứ năm 18/06/2015

(TinTheThao.com.vn) - Vậy là mục tiêu cao nhất của bóng đá Việt Nam năm 2015 đã khép lại với tấm Huy chương đồng SEA Games 28 trên đất Singapore.

Đây có thể xem là một thất bại nữa cho bóng đá Việt Nam từ ngày trở lại hội nhập với thể thao khu vực, khi tấm Huy chương vàng vẫn mãi lảng tránh chúng ta. Nguyên nhân thất bại thì có nhiều nhưng có lẽ người chịu trách nhiệm trước tiên đó chính là người lái trưởng Toshiya Miura.

Nhìn lại quá khứ kể từ khi trở lại hội nhập vào năm 1995 đến nay thì các Đội tuyển của chúng ta đã thành công với cách chơi nào và chiến thuật nào thì phù hợp với cơ địa của con người Việt Nam?

Rõ ràng từ SEA Games 18 tại Chiang Mai, Thái Lan; Việt Nam đã trình làng một thế hệ cầu thủ xuất chúng như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hữu Thắng,… dưới sự dẫn dắt của HLV Weigang với lối chơi bóng kỹ thuật phối hợp nhóm nhỏ xoay quanh các cầu thù nhỏ con có kỹ thuật tốt và đã giành được tấm Huy chương Bạc quý giá trong ngày đầu trở lại.

Colin Murphy bản hợp đồng thất bại của VFF. Ảnh: Internet.

Tiếp sau huấn luyện viên Weigang người được Bóng đá Việt Nam người được chọn mặt gửi vàng là Murphy với mục tiêu là tấm HCV cho SEA Games 1997. Ông áp nguyên lối đá "kick and rush" của Anh vào các cầu thủ Việt Nam có thể hình nhỏ bé và thể lực không tốt.

Vì thế lối chơi và thành tích của tuyển Việt Nam thời kỳ đó rất thiếu thuyết phục. Thậm chí, một cầu thủ thuộc loại của hiếm như Hồng Sơn cùng thường xuyên phải chơi dự bị ở thời kỳ này. Ở SEA Games 1997, đội chỉ may mắn không bị loại từ vòng bảng nhờ việc Lào bất ngờ thắng Malaysia.

Tuy sau đó, đội giành HC đồng ở trận thắng Singapore 1-0 nhưng lối chơi của đội ở giải này không được đánh giá cao. Sau giải này ông Murphy thông báo về nước tạm nghỉ nhưng sau đó đã thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Thất bại với chiến lược gia người Anh lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam quay lại với chiến thuật cũ dùng lối đá đầu óc, khôn ngoan chứ không dùng sức và người được chọn là Alfred Riedl.

Vẫn với lối đá nhóm nhỏ, tam giác bóng thường được phối hợp từ dưới lên trên một cách rõ ràng. Các Đội tuyển dưới triều đại Riedl đã gặt hái được vô số thành công từ chiến thắng lịch sử trước đệ tứ anh hào Thế giới lúc bấy giờ là Hàn Quốc tại vòng loại Asian Cup 2003, lọt vào vòng tứ kết Asian Cup 2007 hay những phút giây thăng hoa tại SEA Games 22 được tổ chức trên sân nhà.

Lối chơi đẹp mắt đó đã để lại rất nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng người hâm mộ, và những Văn Quyến, Tài Em,… đã từng là thần tượng một thời của giới trẻ Việt Nam.

Tuy nhiên, người thành công nhất với bóng đá Việt Nam bằng phong cách thi đấu đẹp mắt đậm chất La-tinh thì người thành công nhất không ai khác đó là Ngài râu kẽm Henrique Calisto.

Với phù thuỷ người Bồ Đào Nha với những tháng ngày làm việc với Đồng Tâm Long An, ông đã am hiểu gần như tường tận bóng đá Việt Nam cũng như nghiên cứu rất kỹ lối chơi đã trở thành bản sắc cho các Đội tuyển Việt Nam dưới thời Weigang hay Alfred Riedl.

Calisto đã nâng tầm đẳng cấp lối chơi đó và khắc phục nhược điểm như là thể lực hay là vấn đề tâm lý của cầu thủ Việt Nam một cách tối đa. Và rồi thành quả đã đến không ai có thể quên cái ngày 24 tháng Mười Hai năm 2008 đã đi vào lịch sử ấy.

Chiếc Cup vàng AFF mà 'thế hệ vàng' Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Minh, Hữu Thắng,… đã nhiều lần lỗi hẹn đã được 'thế hệ vàng đệ nhị' Công Vinh, Tài Em, Minh Phương;… hoàn thành như một giấc mơ đẹp nhất.

Calisto người thành công nhất với triết lý phù hợp cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: Internet.

Và đến bây giờ chúng ta lại đang có một lứa tạm gọi là 'thế hệ vàng đệ tam' với những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Duy Mạnh,… Liệu rằng các em có viết tiếp được giấc mơ huy chương Vàng SEA Games cho 'thế hệ đệ nhị' hay cũng như cả dân tộc hay không thì còn tuỳ thuộc vào người dẫn dắt Đoàn quân đỏ trong thời gian tới.

Kể từ khi đặt bút ký vào bản hợp đồng với VFF từ tháng Sáu năm 2014 đến nay cũng đã ngót nghét một năm trời nên HLV Miura cũng đã nắm bắt rõ được bóng đá Việt Nam đang có gì và cách chơi như thế nào là phù hợp với cơ địa của con người Việt Nam?

Ông đã xây dựng các đội tuyển với phong cách chơi bóng dựa vào sức lực, phòng ngự số đông chủ yếu là đá bóng dài vượt tuyến để nhanh chóng áp sát khung thành đối phương nhưng liệu đó có là lối đá phù hợp với chúng ta?

Thành công chưa thấy nhưng với lối chơi đấy đã nhận khá nhiều lời chỉ trích từ các chuyên gia, cựu cầu thủ cũng như một số bộ phận không nhỏ người hâm mộ mà đỉnh cao là sau trận đấu ở vòng loại WC 2018 trên đất Thái Lan.

Trận đấu xấu xí của ĐTVN với Thái Lan ở Vòng loại WC 2018. Ảnh Internet.

Cuộc đời đôi lúc cũng cần mơ mộng để tốt hơn nhưng cũng đừng xa rời thực tiễn để rồi nhận những thất bại cay đắng. Miura có thể mơ một ngày nào đó dưới tay ông đội tuyển Việt Nam cũng thành công như việc ông từng đưa câu lạc bộ Sapporo thăng hạng J- League.

Nhưng thực tế bóng đá Việt Nam khác xa với bóng đá Nhật Bản nên ông cần lắng nghe những lời góp ý cũng như xây dựng lại lối đá phù hợp với con người Việt Nam như các HLV đã thành công trước đây.

Còn nếu ngược lại có thể ông sẽ là người có kết quả giống người tiền nhiệm Colin Murphy trước đây mà thôi. Tỉnh lại đi nào Toshiya Miura.

(Bạn đọc: Tuấn Phan)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục