Arsenal: sự xung đột của những xúc cảm

16:59 Thứ tư 07/11/2012

Sân Emirates có một truyền thuyết li kì về cơn đói danh hiệu kéo dài. Nhưng cũng chính ở đây, chưa khi nào người ta thoát li khỏi những sự xung đột của những cảm xúc: Hạnh phúc và đau khổ; đồng cảm và thán phục; mỉa mai rồi dại khờ học hỏi…

Nếu yêu là một cảm xúc tích cực, thì đau khổ và hạnh phúc là những thành tố không thể tách rời. Thế nhưng, nếu yêu trong nội hàm nét nghĩa thanh tao của nó, thì đau khổ cũng là một cảm giác tích cực. Chỉ có đau khổ mới biết ta đang yêu thực sự, biết ta cần yêu, và yêu như thế nào cho những ngày tiếp theo.

Đau khổ hay hạnh phúc trong tình yêu, rốt cuộc, cũng chỉ là một sự lựa chọn. Ở Arsenal, các Gunners có thể cảm nhận cơn đói danh hiệu và những thất bại là, đau khổ - họ có quyền làm điều đó. Thì họ hoàn toàn có thể chọn lựa, một tình yêu không cần vun đắp bằng những thứ phù phiếm trên.

Gunners có thể tự hào rằng, họ yêu Arsenal chứ không phải yêu các danh hiệu của Arsenal. Nếu những Liverpudlians dạy cho cả thế giới một “giai thoại” sống động về tinh thần “You’ll never walk alone”, thì Gunners, khuyên người khác rằng, phải biết đau khổ, và lựa chọn hạnh phúc trong tình yêu.

Arsenal - You’ll never walk alone! Ảnh: Internet.

Yêu không phải để đau khổ, mà, đau khổ để được dạy những bài học về yêu thương. Mohamed Al Fayed từng tuyên bố rằng: CĐV Fulham nào, không chấp nhận đặt tượng Micheal Jackson trước sân Craven Cottage thì hãy xuống địa ngục hoặc sang cổ vũ Chelsea. Và rồi tất cả ở lại. Họ nhận ra rằng, bức tượng ấy, có hay không, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới tình yêu của mình giành cho CLB.

Ở Arsenal cũng vậy, danh hiệu bây giờ có hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tình yêu của Gunners. Có danh hiệu, tất nhiên, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, còn không, thì cũng chẳng phải điều gì tồi tệ. Những mùa giải đã qua, các Gunners cứ thế, cảm giác này đã trở nên rất đổi thân quen.

Người khác nhìn vào Arsenal đa số chọn sự đồng cảm. Nhưng, họ điều họ cần làm là phải học. Nếu CLB của mình, một thế hệ nào đó cũng như Pháo thủ ngày nay, thì họ có yêu “được” như vậy không! Đó là một bài học, yêu rõ ràng là một cảm xúc bẩm sinh trong mỗi người, nhưng, nó trưởng thành khi được học.

Tất nhiên những tiếng la ó giành cho BLĐ, HLV Wenger, thậm chí các cầu thủ… vẫn xuất hiện, nhưng, đặt điều đó trong đại bộ phận các Gunners, thì nó quá nhỏ bé để đại diện cho thái độ chung.

Những CLB, và những CĐV ở đâu khác, có thể buông lời mỉa mai về một “Arsenal không danh hiệu”, “doanh nghiệp Arsenal” hay “doanh nhân Wenger”… Nhưng phải khẳng định rằng, Arsenal là mô hình CLB bền vững bậc nhất châu Âu. Hằng năm, các đội bóng vẫn cứ báo cáo thua lỗ, còn Arsenal thì ân hận tiết lộ rằng, họ đã lãi. Môi trường bóng đá ở Arsenal lành tính bậc nhất xứ Sương mù, hậu trường của họ ít khi “sút thủng” mặt báo, thậm chí chẳng là gì so với Chelsea. The Gunners có một HLV “trị vì” 16 năm, lâu thứ hai Premier League, đó là niềm mong mỏi của rất nhiều đội bóng, trong đó có Chelsea, Man City.

Thế nên các CĐV Arsenal đừng “tự ái” mà bình luận khắc nghiệt dưới những bài viết với vẻ bất cần. Sao không tự hào, chẳng ở đâu như Arsenal: người ta yêu trên đau khổ để tìm hạnh phúc, còn những danh hiệu thì cứ lưu lạc đâu đó bên đường. Đây cũng là một loại bản sắc.

(Bạn đọc: Lê Hoài Dư)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục