HỒ SƠ bóng đá Trung Quốc: Giấc mộng bá vương

17:33 Thứ sáu 20/10/2017

TinTheThao.com.vnChính trị thế giới đang nóng với Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định quyền lực.

Nhưng ở một góc cạnh khác, sự củng cố quyền lực của ông Tập cũng là tín hiệu lạc quan cho nền bóng đá Trung Quốc.

Tham vọng của hoàng đế Trung Hoa

Cuối tháng 10 năm 2015, xuất hiện một bức ảnh gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc và Anh. Đó là hình thủ tướng Anh David Cameroon “tự sướng” cùng tiền đạo Argentina - Sergio Aguero.  Người còn lại là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo này có chuyến công du Anh, và giành đến một ngày để thăm đại bản doanh của Manchester City. 

 - Bóng Đá

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Anh David Cameroon “tự sướng” cùng tiền đạo Argentina - Sergio Aguero.

5 tháng sau thời điểm đó, các CLB Trung Hoa làm điên đảo toàn thế giới.

35 triệu đô khi đó cho Ramires, 45 triệu cho Jackson Martinez và đặc biệt là 53 triệu cho Alex Teixeira – món hàng mà Liverpool thèm khát là những minh chứng tiêu biểu cho sức mạnh kinh tế của các CLB Trung Quốc.

Các CLB Trung Quốc đã chi tới 300 triệu đô la chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đó, cao nhất thế giới. So sánh một chút, 20 CLB của Premier League chi 220 triệu đô trong cùng thời gian đó. Và đứng thứ ba thế giới, là giải hạng Hai Trung Quốc (Chinese League One), với 55 triệu đô.

Một cú sốc thật sự cho Châu Âu hay toàn thế giới. Nhưng với ông Tập thì không. Nhà lãnh đạo của đất nước 1,3 tỷ dân không hề giấu diếm tình yêu của mình với môn thể thao vua. Đó là tham vọng của ông, được gửi gắm qua những bản hợp đồng bom tấn mà BLĐ của các CLB Trung Quốc chi ra để làm hài lòng “vị hoàng đế mới”.

Chính vì thế, việc tập đoàn bán lẻ Suning Commerce Group (chủ sở hữu của Jiangsu Suning) chi tới 106 triệu đô la (thống kê từ Transfermarkt) chỉ trong vài tháng để mang về các ngôi sao là điều dễ hiểu. Đồng hành với họ là Alibaba (sở hữu 40% của Guangzhou Evergrande) hay Shandong Luneng Group (sở hữu của Shandong Luneng), và tập đoàn Greenland Group (sở hữu Shanghai SIPG).

Một thứ quyền lực mềm mới?

Tập Cận Bình chắc chắn là lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ sau thời kỳ Đặng Tiểu Bình. Các cuộc thâu tóm quyền lực của ông diễn ra nhanh chóng và quyết liệt chỉ một thời gian ngắn sau khi lên nắm quyền. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của ông với các tập đoàn kinh tế Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Tập Cận Bình cũng tin rằng thể thao có thể tác động đến chính trị. "Một trong những trường hợp tiêu biểu là 'ngoại giao bóng bàn', thứ giúp Trung Quốc và Mỹ cải thiện mối quan hệ trong những năm 1970. "Trong kỷ nguyên mới của ngoại giao, bóng đá sẽ giúp thắt chặt tình thân thiết giữa các quốc gia" - một nhà quan sát chính trị nói.

 - Bóng Đá

Tập Cận Bình có chuyến công du Anh, và giành đến một ngày để thăm đại bản doanh của Manchester City.

Như đã từng đề cập, không phải ngẫu nhiên mà nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc nhận được danh xưng “hoàng đế Trung Hoa hiện đại”. Sự thâu tóm quyền lực mạnh mẽ mà ông Tập tạo được là ghê gớm nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Với bóng đá, tham vọng của ông là xây dựng một thứ “quyền lực mềm” mới cho Trung Quốc.

Phương Thư - BongDa.com.vn - TTVN | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục