"Tinh thần thể dục" của Blatter

14:01 Thứ sáu 07/12/2012

FIFA không thể chối bỏ thực tế là, Club World Championships đã trở thành gánh nặng của các CLB, một giải đấu không có nhiều ý nghĩa.

1. Sepp Blatter đã quá nổi tiếng với những ý tưởng của mình, không cần giải thích thêm nữa, khi mà thế giới bóng đá đã dành hẳn cho ông một biệt danh: “Ngài ý tưởng”. Biệt danh kia là sự pha trộn giữa khâm phục và mỉa mai. Mỉa mai nhiều hơn khâm phục. Bởi, những ý tưởng của ông khi áp dụng vào bóng đá, hoặc là thất bại, hoặc không thành công như mong đợi.

Club World Championship là một trong những ý tưởng như vậy. Giải đấu này thực tế là Cúp liên lục địa-vốn chỉ là cuộc chơi riêng của Nam Mỹ và Châu Âu, nay được mở rộng ra với các đội bóng của Châu Á, CONCACAF, Châu Phi, và Châu Đại Dương.

Ý tưởng này đã phá vỡ bầu không khí đỉnh cao của trong các cuộc so tài giữa bóng đá Châu Âu và Nam Mỹ vốn đã quen thuộc với người xem hơn 45 năm. So với nhà vô địch UEFA Champions League và Copa Libertadores, những đội bóng còn lại được đánh giá là “nghiệp dư”, điều này, đã làm chất lượng của giải đấu giảm sút nghiêm trọng.

Sepp Blatter vốn nổi tiếng với những ý tưởng "không giống ai" của mình. Ảnh: Internet.

Kể từ khi được tổ chức lại vào năm 2005, Club World Championship chưa bao giờ chào đón 1 nhà vô địch ngoài Châu Âu hay Nam Mỹ (Barca 2 lần lên ngôi, AC, Inter và Man Utd mỗi đội một lần; vinh quang còn lại thuộc về Sao Paulo, năm 2005). Những thống kê kia, làm ý tưởng lớn của Sepp Blatter bước đến bờ vực của sự phá sản.

Giải đấu thực tế vẫn là cuộc đấu tay đôi giữa Nam Mỹ và Châu Âu. Và câu chuyện chắc chắn không dừng lại ở đó. Nó tiếp diễn vừa bi vừa hài.

2. “Tinh thần thể dục” là một trong những truyện ngắn châm biếm nổi tiếng của Nguyễn Công Hoan.

Cuộc vận động đi xem bóng đá trên huyện, nhằm hưởng ứng tinh thần thể dục, qua ngòi bút của tác giả biến thành “cuộc săn…ráo riết”, “tróc nã” người dân. Kẻ van lạy, người đút lót, hối lộ…Dân sợ đi xem bóng đá như sợ giặc, họ phải đi ngủ nhờ nhà khác thậm chí làng khác. Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, huyện dặn 12 giờ trưa có mặt để đuemẻ quân, vậy 11 giờ phải có mặt cho “sớm sủa”, do đó gà gáy phải tập trung ở đình, từ chiều hôm trước phải nắm cơm.

Buổi xem đá bóng nhanh chống trở thành một cuộc “hành xác tập thể”, chứ chẳng phải là tinh thần thể thao “vui vẻ trẻ trung”. Club World Champioship có cái gì đó giống với trận đấu bóng đá trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Giải đấu là một cuộc hành xác cầu thủ, trong khi sự bổ ích của nó hầu như không có. Ngoài việc các đội có thêm 1 khoản thưởng trên trời rơi xuống.

3. Khi còn tại vị ở Chelsea, Roberto Di Matteo chỉ trích ban tổ chức Premier League không tạo điều kiện cho The Blues tham dự Club World Championship. Chelsea yêu cầu hoãn trận đấu giữa họ và Sunderland diễn ra cuối tuần này, để Nhà VĐ Châu Âu sang Nhật sớm chuẩn bị cho giải đấu, nó thẳng thừng bị gạt bỏ trong sự điên tiếc của HLV người Ý.

“Nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thể lực, và cả chấn thương đối với các cầu thủ. Lịch thi đấu chắc chắn đã kín. Nhưng bạn thấy tất cả các liên đoàn khác đang cố gắng giúp các đội bóng của họ chơi tốt tại châu Âu” - Cựu HLV Di Matteo bức xúc phát biểu.

Chelsea gặp khó khi tham gia Club World Championship. Ảnh: Internet.

Đó là ví dụ hoàn hảo về sự vô nghĩa đến có hại của giải đấu này. Đây là khoảng thời gian cận Giáng sinh nên mật độ thi đấu ở Premier Leage đặc biệt dày, họ phải di chuyển một quãng đường xa, thi đấu hai trận (!), thành công đầu tiên của giải đấu là phá sức cầu thủ. Chưa hết, nó hoàn toàn có thể gây ra những chấn thương không đáng, chẳng ai quên được cái chân gãy của David Villa, giải này, một năm về trước.

FIFA không thể chối bỏ thực tế là, Club World Championships đã trở thành gánh nặng của các CLB, một giải đấu không có nhiều ý nghĩa. Khẩu hiệu của FIFA là “Vì một cuộc chơi, vì một thế giới”, nhưng cuộc chơi này, chưa bao giờ mang lại gì tốt đẹp cho các CLB, và giới túc cầu? Có chăng là thành công với riêng cá nhân Sepp Blatter.

Năm nay, giải đấu sẽ trở nên đáng chú ý đôi chút vì sự tò mò khi FIFA đưa công nghệ Goal-line vào các trận bóng. Nhưng điều này, không đủ để khỏa lắp thực trạng vốn bi đát của nó.

Câu cuối trong “Tinh thần thể dục”, Nguyễn Công Hoan viết rất đáng suy ngẫm: “….,cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!”

(Bạn đọc: Lê Hoài Dư)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục