Dấu ấn Nhật trong bóng đá Việt

23:23 Thứ năm 02/04/2015

(TinTheThao.com.vn) - Bước vào trận cầu sinh tử gặp U-23 Macau để quyết định tấm vé đi Qatar, đội tuyển U-23 VN buộc phải thắng đội tuyển nổi tiếng với những sòng bài từ thời còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Cửa thắng Macau của Việt Nam quá rộng mở vì chúng ta có lứa cầu thủ trẻ nòng cốt là Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Trường thuộc "lứa gà son" của bầu Đức, HAGL-Arsenal JMG và các cầu thủ trẻ, giỏi của SLNA là Huy Toàn, Mạnh Hùng....

Nhưng yêu cầu phải thắng Macau từ 6 đến 7 bàn thắng trở lên để lọt vào top 5 đội xuất sắc xếp nhì bảng đấu để đoạt vé đi Qatar , đó mới là chuyện đáng bàn. Và ngoài những yếu tố đội bóng phải có cầu thủ giỏi, tinh thần thi đấu đồng đội mạnh mẽ, kiên cường và quyết thắng với nỗ lực tối đa ở trận đấu quyết định này.

Vai trò của HLV trưởng rất quan trọng trong chỉ đạo chiến thuật, sắp xếp đội hình thi đấu phù hợp với chiến thuật đề ra trước từng đối thủ, "vị thuyền trưởng" này còn phải đối đầu với vấn nạn chấn thương xảy ra bất cứ lúc nào đối với cầu thủ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lên chiến thuật mà HLV này đã đề ra, đó là con át chủ bài không thể thiếu trong trận cầu tất tay "được ăn cả ngã về không".

U23 Việt Nam đã lọt vào vòng chung kết U23 châu Á. Ảnh Internet

 

Vắng cầu thủ chủ chốt, quan trọng vì chấn thương ngoài ý muốn, đó là vấn đề đau đầu của HLV trưởng. Huy Toàn là một ví dụ, khi anh là cầu thủ có duyên ghi bàn vào lưới Malaysia với những cú sút xa uy lực, chính xác làm thay đổi thế trận kết quả trận đấu khi hàng tiền đạo, hoặc chân sút chủ chốt gặp bế tắc trong khâu ghi bàn. Sút xa là một vũ khí tối thượng để hạ đối thủ có lối đá phòng thủ vững chắc, kiểu "xe bus hai tầng" hay tài nghệ của họ ngang tầm cùng đẳng cấp. Người Mã thua vì cú sút xa của Huy Toàn gỡ hòa 1-1 và VN nhờ có...Công Phượng xuất sắc.

Tất cả điều trên đều có công lớn, dấu ấn của HLV trưởng khi lựa chọn cầu thủ cho từng trận đấu và phù hợp với từng đối tượng cũng như lực lượng khi vấn nạn chấn thương xảy ra với cầu thủ đóng vai trò "con bài tẩy" trong canh bạc tất tay. Vắng Huy Toàn, VN phải chơi phòng thủ kiên cường với tinh thần mạnh mẽ, tự tin trước đối thủ mạnh là Nhật Bản để hạn chế bàn thua. Và chúng ta đã khá...thành công khi chỉ thua 0-2 trong trận đấu của hai nhà cầm quân người Nhật Bản đối đầu nhau.

Ông Miura đã phải "lựa cơm gắp mắm" khi vắng Huy Toàn để kiếm cầu thủ khác thay thế. Quan trọng nhất là chiến thuật phòng ngự phản công của ông thầy người Nhật này suýt thành công mỹ mãn nếu các cầu thủ trẻ VN tập trung và kinh nghiệm hơn theo kiểu "Catanaccio" của các bậc tiền bối phòng ngự Italia, hay CLB Chelsea của Mourinho đã vang lừng với lối đá...rình rập, chờ sơ hở của đối thủ để phản công chớp nhoáng, tung ra cú sút quyết định số phận trận đấu.

Trước giải đấu và trước trận gặp Nhật Bản cũng như Macau, phần đông khán giả VN và các nhà chuyên môn, bình luận viên vẫn tỏ ý kiến nghi ngờ HLV Miura. Do phải ghi nhiều bàn thắng và gặp hai trận đấu quan trọng sau khi xuất sắc đánh bại chủ nhà VL giải U-23 Châu Á là Malaysia với tỉ số sát nút 2-1. VN bị đánh giá chỉ là "học trò" của tuyển trẻ Nhật Bản này từ vai trò HLV cho đến mọi cầu thủ của họ.

Và xong trận đấu với Macau với yêu cầu phải ghi từ 6 bàn thâng trở lên, VN còn chờ kết quả Nhật Bản với Malaysia có trung thực nữa hay không theo cách Fair Play trong bóng đá, e dè trường hợp người Nhật đá cầm chừng, dưỡng sức cho các cầu thủ chính sau khi đã nắm chắc vé đi Quatar với hai trận thắng. Chỉ cần Malaysia ghi một bàn thắng mà thôi...thì thầy trò ông Miura sẽ ngậm ngùi giã từ giấc mơ đang hiện diện trước mắt.

Tuy nhiên hai vị HLV người Nhật Bản đã thể hiện tính chuyên nghiệp và tinh thần cao thượng trong bóng đá. Nhật vẫn thắng Malaysia vừa đủ một bàn. Còn ông Miura đem hết tâm huyết ra chỉ đạo các học trò thi đấu theo từng trận đấu. Đồng thời ông truyền ngọn lửa tinh thần chi các cầu thủ trẻ thêm tự tin trước đối thủ mạnh như Nhật Bản, ý chí vượt khó khi gặp Macau trong trận cầu thủy chiến và phải lệ thuộc vào sự trung thực, tinh thần thể thao của người Nhật theo phong cách chuyên nghiệp...

Sau khi đoạt vé đi Quatar, ông Miu làm liệu pháp tâm lý đối với cầu thủ trẻ xuất sắc và đang là một hiện tượng được khán giả VN từ già đến trẻ, trai cũng như gái ái mộ tài năng và khen ngợi ngất trời, so sánh với các bậc ngôi sao trung phong điển hình như Văn Quyến, Công Vinh thành danh ở cái tuổi mười chín, đôi mươi. Đó không ai khác hơn là...Công Phượng, một "Harry Kane" của VN.

Trước giải đấu, ông Miura đã nhiều lần nhắc nhở giới truyền thông, khán giả hâm mộ đừng nên ca ngợi, tâng bốc Công Phượng quá đáng. Ông e sợ sẽ gây ảnh hưởng tâm lý tự mãn, háo thắng của tuổi trẻ sẽ làm hại cậu học trò cưng. Công Phượng bị nhiều áp lực, từ vụ bị gán cho scandal "Khai gian tuổi" gây tổn thương đến danh dự và tinh thần của một cầu thủ trẻ, chưa kinh nghiệm, chưa từng trải để chịu đựng nhiều sức ép, áp lực, chê bai từ dư luận, đến thành công chói lọi và được sự quan tâm sâu sắc từ mọi giới, điều đó ảnh hưởng lên nhân cách, tinh thần và sức khỏe của Công Phượng.

Bóng đá VN đang ghi đậm dấu ấn của người Nhật từ khâu huấn luyện bài bản, thể lực đến chuyên môn, chiến thuật, chiến lược và liệu pháp tâm lý thi đấu của cầu thủ trong và ngoài sân cỏ. Một phong cách chuyên nghiệp trong bóng đá.

Tại World Cup 94 và 2002, hai HLV trưởng của Brazil là ông Parreira và ông Scolari đều cất hai thần đồng bóng đá Ronaldo ở tuổi 17 và Kaka ở tuổi 20 trên băng ghế dự bị mà không thi đấu một trận nào, chủ yếu để hai ngôi sao trẻ này xem các bậc đàn anh thi đấu lấy kinh nghiệm và nhất là tránh cho họ tâm lý thỏa mãn, tự kiêu của tuổi trẻ cũng như những chấn thương đáng tiếc, làm bỏ phí tài năng trẻ một cách...điên rồ!

Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Trường, Huy Toàn và Mạnh Hùng cùng các đồng đội khác may mắn có "dấu ấn người Nhật" qua hình ảnh chuyên nghiệp của HLV Miura để phát huy sở trường cũng như học tập tài năng, phong cách chơi bóng của thần tượng mình từ Messi, Ronaldinho, Pirlo, Rivaldo, Juninho...những ngôi sao lừng danh thế giới với sở trường của mình đang ảnh hưởng lên chuyên môn, đòn "độc chiêu" của các cầu thủ trẻ U-23 VN theo thứ tự tên từng người kể trên.

(Bạn đọc Hoàng Thảo)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục