Khi biên giới bị xóa nhòa

15:43 Thứ năm 18/09/2014

(TinTheThao.com.vn) - Chúng ta đang ở kỷ nguyên toàn cầu hóa. Đó là sự thật. Với sự xuất hiện của internet, toàn cầu hóa diễn ra với 1 tốc độ chóng mặt & có sức lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần so với các bệnh dich như HIV- AIDS hay cúm gà.

Ngày nay người ta đã quá quen với "thế giới phẳng" của Friedman. Friedman đã khai sinh ra thuật ngữ "thế giới phẳng" giữa 1 trái đất hình cầu & giờ đây, từng ngày từng giờ có rất nhiều "man" khác đang góp phần khai sinh ra thứ gọi là "bóng đá phẳng" từ 1 quả bóng hình cầu. Đó đơn giản là vấn đề về phong cách & bản sắc bóng đá - 1 vấn đề chẳng mấy đơn giản.

Bóng đá ra đời từ khi nào, ở đâu? Từ khắp nơi trên thế giới, từ Trung Quốc đến Ai cập hay Hy lạp nơi đâu cũng tự nhận mình khai sinh ra bóng đá từ tận những năm nào đó TCN. Bóng đá có lẽ xưa như trái đất vậy.

Nhưng quan điểm được ưa chuộng nhất: khởi tổ của bóng đá là ở nước Anh - những thổ dân, bộ lạc ở đảo quốc sương mù. Và bỗng người ta lại có 1 nghiên cứu khác, ở cách đó không xa - đất nước La Mã cổ đại - cái nôi của văn minh nhân loại, bóng đá thời ấy chẳng mấy đc ưa chuộng vì người ta bảo La mã suốt ngày chỉ biết đến chém giết, xâm chiếm & đánh nhau, những môn thể thao không phục vụ cho việc huấn luyện kỹ thuật chiến trận ko được cổ súy.

Vậy đấy, bóng đá thời kỳ đầu - khi quả bóng ở trong chân những người thổ dân hoang dã đơn giản là chẳng có chiến thuật gì, người ta chơi bóng đơn giản vì...họ thích & đơn giản vì niềm vui

Lịch sử bóng đá các quốc gia ở từng thời kỳ đều bộc lộ những đặc trưng riêng. Ảnh: Internet

Nếu tua tiếp cuốn băng lịch sử & vẫn ở nước Anh thôi, người ta sẽ thấy chiến thuật bóng đá thật kỳ dị : các cầu thủ sẽ tự cầm bóng lao đầu về phía khung thành cho đến khi bị bắn ngược trở lại & mất bóng thì thôi. những quý ông Ăng Lê với tinh thần hiệp sỹ ngàn đời coi việc đưa bóng cho đồng đội thể hiện sự hèn nhát không thể chấp nhận được.

Đến năm 1872, Scotland đã dạy cho nước Anh 1 bài học. tại trận bán kết Fa Cup, Queens Park (câu lạc bộ Scotland đầu tiên) phải đối mặt với Wanderers, họ nhận thấy rằng họ nhỏ con hơn bên Anh đáng kể. Để khắc phục vấn đề, họ sẽ cần phải sử dụng bộ não nhiều hơn cơ bắp & từ đó chuyền bóng... ra đời.

Cứ tiếp tục tua tiếp như thế, chúng ta sẽ thấy người Italia với đặc sản Catenaccio "bê tông cốt thép", sẽ thấy người Hà Lan với chiến thuật tấn công tổng lực tràn khắp mặt sân, sẽ thấy những anh chàng Brazil lớn lên từ đường phố chơi bóng như những vũ công samba bất kể ở nơi đâu cho dù anh ta có đôi chân dị tật, 1 bên cong vào trong, 1 bên cong ra ngoài như Garrincha huyền thoại.

Lịch sử bóng đá luôn phản ánh 1 phần ý thức xã hội nhưng ngày nay ý thức xã hội ấy là ý thức xh nào khi các mô hình chiến thuật ngày càng na ná nhau, 4-2-3-1, tiki-taka được sao chép, nhân rộng, biến thể ở muôn nơi, tư tưởng thực dụng của bóng đá châu âu lan tỏa khắp thế giới, đến cả những anh chàng châu phi cũng không còn chơi bóng như thể họ đang vui đùa trên thảo nguyên nữa.

Suy cho cùng đấy chính là "toàn cầu hóa". Máy bay & Internet đã khiến sơ đồ chiến thuật được bay xa đến khắp các hang cùng ngõ hẻm cùng với cầu thủ & các HLV.
Toàn cầu hóa luôn có những mặt trái đối với kinh tế - xã hội. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, lượng phát thải CO2 tăng lên hàng năm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, chuyển gánh nặng thuế phải nộp từ các tập đoàn sang nhân dân lao động...

Toàn cầu hóa bóng đá có thể chẳng ảnh hưởng gì đến miếng cơm manh áo như thế (có chăng người ta chỉ ngày càng giàu lên), có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nền bóng đá, đồng thời làm sân chơi túc cầu trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn nhưng nó ko phải ko tồn tại những mặt trái. Mặt trái ấy chín là làm nhạt nhòa đi cái thứ gọi là bản sắc riêng. Bây giờ thì không chỉ các CLB Italia mới biết Catenaccio nữa, rồi những cầu thủ Brazil chơi thứ bóng đá “thực dụng châu Âu” đến lạ thường, người Đức cũng mất dần “chất Đức” truyền thống…

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, văn hoá bóng đá giữa các quốc gia, các châu lục đã có sự đồng nhất, người xem dường như càng ngày càng ít được thưởng thức những cuộc xung đột giữa các trường phái bóng đá khác nhau. Và đôi khi người ta có quyền cảm thấy tiếc nuối khi biên giới văn hóa trong bóng đá bị xóa nhòa.

(Bạn đọc: Đức Nguyễn)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục