Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Một vòng quay mới

18:35 Thứ tư 11/01/2017

TinTheThao.com.vnGuangzhou Evergrande, Hebei China Fortune, Jiangsu Suning, Shanghai Shenhua, Shanghai SIPG, Shandong Luneng,Tianjin Quanjian,...

Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Một vòng quay mới - Bóng Đá

 Witsel sẽ tái ngộ Hulk ở Trung Quốc

Và bây giờ tới lượt Jorge Mendes chính hiệu ra tay. Siêu cò quyền lực của thế giới bóng đá đã bán 30% cổ phần của công ty đại diện GestiFute cho Foyo Culture and Entertainment – công ty con của nhà đầu tư lớn nhất Trung Quốc- Fosun International. Được sở hữu bởi tỷ phú Guo Guangchang, tập đoàn Fosun còn sở hữu 17% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Bồ Đào Nha, Millennium BCP.

'Đối tác chiến lược' là thứ mà GestiFute và Foyo thông báo trong buổi lễ hợp tác vào tháng 1 vừa qua, trong bối cảnh những cơn mưa tiền ở Trung Quốc bay rợp trời.

Năm ngoái, CLB Guangzhou Evergrande bỏ 42 triệu euro mua Jackson Martínez – trên danh nghĩa là được sắp xếp bởi đại diện chính thức Luiz Henrique Pompeo, nhưng người đứng thật sự đằng sau lại là Mendes. "Ông ta tham gia ở nhiều vai trò khác nhau, không chỉ làm việc với cầu thủ mà còn môi giới cho nhiều lĩnh vực," Russo nói tiếp. "Nhìn chung, Mendes đang xây dựng một hệ thống của riêng mình về phía Đông."

"Chúng ta đã biết ông ấy đứng sau vụ mua Valencia của tỷ phú Peter Lim, một doanh nhân châu Á khác đang muốn đặt chân lên bản đồ bóng đá châu Âu. Nhưng Mendes còn có mối liên quan mật thiết với Trung Quốc thông qua tập đoàn Fosun.

Nó là một điều kỳ lạ bởi có rất nhiều người đại diện đang làm việc tại Trung Quốc," Russo phân tích tiếp. "Mendes đã sắp xếp nhiều vụ chuyển nhượng trong thời gian qua, nhưng vào thời điểm này Kia Joorabchian mới là siêu cò quyền lực nhất, bởi thị trường đang tập trung vào các cầu thủ Brazil."

Có tới 20 cầu thủ Brazil được đăng ký trong danh sách ngoại binh ở CSL, theo quy định của giải đấu là chỉ có 3 cầu thủ không thuộc châu Á được ra sân thi đấu ngay từ đầu. Năm ngoái, Joorabchian - doanh nhân sinh trưởng tại Iran - người từng dính tai tiếng trong thương vụ Tevez đến West Ham vào năm 2016, đã đạo diễn thương vụ Ramires và Alex Teixeira tới Jiangsu Suning. Năm nay, là thương vụ Oscar đến Shanghai SIPG, kỷ lục của bóng đá Trung Quốc với 50 triệu bảng.

Trở lại với câu chuyện về Axel Witsel. Việc được tăng lương tới 5 lần (so với thời còn ở Zenit St Petersburg - cũng đã rất cao) hiển nhiên là nhân tố rõ ràng, nhưng sự hiếu kỳ của nhiều người không dừng lại ở đó.

Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Một vòng quay mới - Bóng Đá

 Mendes đang tạo tầm ảnh hưởng tại Trung Quốc

Bắt đầu sự nghiệp tại Standard Liège, Witsel gia nhập Benfica vào năm 2011 trong một thương vụ được đạo diễn bởi Luciano D’Onofrio – cổ đông của chính Standard và đại diện cũ của Zinedine Zidane. Luciano bị cáo buộc gian lận và tham nhũng ở Pháp vào năm 2007, hưởng lợi tới 10% phí chuyển nhượng từ việc Witsel sang Zenit (40 triệu euro - bằng phí giải phóng hợp đồng).

Nhưng đứng sau việc Witsel đến Trung Quốc còn là Mendes. Doanh nhân người Bồ Đào Nha, D’Onofrio, và cha của Witsel được cho là đã nhận 15 triệu euro trong thương vụ này để khiến mọi thứ trơn tru.

Trong số 16 CLB của CSL, Guangzhou Evergrande, Hebei China Fortune, Jiangsu Suning, Shanghai Shenhua, Shanghai SIPG, Shandong Luneng và Tianjin Quanjian là những câu lạc bộ đã tiêu lớn trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông năm nay. Nhưng mọi chuyện đều có lý do của nó.

"Những cầu thủ lớn đã đến năm ngoái không chứng minh được năng lực," Wilson nói. Đó là lý do người Trung Quốc cần thêm nhiều cầu thủ mới, bất chấp việc chu kỳ thông thường chỉ là một mùa giải hoặc hơn một chút. Và công việc của các tay đại diện sẽ lại thêm bộn bề, trước khi mùa giải bắt đầu vào tháng 3.

Top 5 cầu thủ ngôi sao đang chơi tại CSL:

Phương Thư - Thể Thao Việt Nam | 11:04 10/01/2017
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục