Tổ chức ASIAD, ai chịu trách nhiệm về gánh nặng ngân sách

01:20 Thứ tư 02/04/2014

Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng nếu tổ chức ASIAD, phải tính toán thật kỹ lưỡng về bài toán ngân sách.

“Từ nay đến năm 2019 thì số tiền sẽ trượt giá là bao nhiêu? 150 triệu USD có đủ không? Nếu dự trù không lường hết, đến lúc đấy ở cái thế không thể không tổ chức tốt, rồi thì lại là gánh nặng về kinh tế, phá vỡ bài toán ngân sách. Lúc đấy ai lo, ai chịu trách nhiệm?”, ĐB Thắng nói.

Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng

“Hơn nữa, theo đề án của bộ thì nguồn kinh phí từ xã hội hóa lên đến 72%. Tôi rất băn khoăn về tính khả thi”, ĐB Thắng nói.

Nhắc lại hiệu quả và sự xuống cấp rất nhanh của các công trình cho SEA Games 22 , ĐB Thắng cho rằng, phải cân nhắc rất kỹ về việc đầu tư xây dựng các hạng mục cho Asiad 18 (diễn ra năm 2019).

Về việc làm sân xe đạp lòng chảo, Bộ VH-TT&DL cho biết, đây là một bộ môn thi đấu nên ta buộc phải có. Nhưng khi kết thúc ASIAD thì tổ chức hình thức cá cược thể thao thế nào đó để thu tiền về bù đắp chi phí ASIAD và phục vụ đầu tư cho thể thao.

Thứ hai là xây làng vận động viên, theo thông lệ quốc tế, ở những nước có điều kiện đều xây dựng cả. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nếu ta bỏ ra một nguồn rất lớn, nhưng chưa tính toán được cơ sở vật chất ấy sau đó sẽ để làm gì thì lại là bài toán phải cân nhắc.

Công Khanh | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục