World Cup 2010: Đội tuyển Pháp và vết nhơ Knysna

14:52 Thứ tư 11/06/2014

(TinTheThao.com.vn) - Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 hay còn gọi là Cúp bóng đá thế giới 2010 (tên chính thức là 2010 FIFA World Cup South Africa) được tổ chức từ 11 tháng 6 đến 11 tháng 7 năm 2010 tại Nam Phi.

Đây là lần đầu tiên giải đấu lớn nhất hành tinh diễn ra ở lục địa đen. Và đây là giải đấu đầu tiên Tây Ban Nha thống trị thế giới. Hà Lan một lần nữa gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường là những sự kiện nổi bật ở Nam Phi hè 2010. Nhưng tất cả đều “lu mờ” trước cuộc nổi loạn chưa từng có trong lịch sử ở đồi Knysna của ĐT Pháp.

Cuộc sống không phải bao giờ cũng công bằng nhưng nó rất công bằng với ĐT Pháp ở World Cup 2010.

Pháp đã đến Nam Phi theo cách tệ nhất có thể. Les Bleus thi đấu bạc nhược ở vòng loại và phải nhờ đến pha kiến tạo thành bàn bằng tay đầy tai tiếng của Thierry Henry trong trận play-off với CH Ireland mới giành vé vớt dự World Cup 2010 nhưng rồi phải rời châu Phi trong tủi hổ.

Pháp có scandal lớn nhất trong lịch sử tại World Cup 2010. Ảnh: Internet

Việc phải đến World Cup 2010 bằng cửa phụ khiến Pháp đối mặt nguy cơ bị loại ngay vòng bảng khi rơi vào bảng đấu với sự góp mặt của Uruguay, chủ nhà Nam Phi và Mexico. Tuy nhiên cái cách thầy trò Raymond Domenech phải xách vali về nước khiến những người yêu mến Les Bleus bàng hoàng.

Không chỉ vì chuyên môn, Pháp đã bị loại do những lục đục nội bộ chưa từng có trong lịch sử bóng ĐTQG nước này. Châm ngòi cho scandal này là Anelka. Cụ thể, trong giờ nghỉ giữa trận thua Mexico, Anelka đã khà khịa Domenech đồng thời sỉ vả vị HLV này thậm tệ trước mặt đồng đội vì dám thay anh giữa chừng.

Một ngày sau trận thua El Tri, Anelka bị trục xuất khỏi tuyển vì không công khai xin lỗi Raymond Domenech.

Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi trong buổi tập hôm sau ở đồi Knysna (nơi đóng quân của Pháp), Patrice Evra đã phát động một cuộc tổng chống đối Raymond Domenech vì bất mãn với cách điều hành của vị HLV này. “Phe nổi dậy” đã từ chối luyện tập, kéo nhau lên xe bus ra về. Trật tự chỉ được vãn hồi khi LĐBĐ Pháp vào cuộc đạt được thỏa thuận ngưng chiến.

Với tâm lý rã đám, Pháp đã thúc thủ trước Nam Phi ở trận đấu cuối cùng qua đó bị loại với chỉ 1 điểm giành được (Uruguay ở lượt trận đầu tiên). Scandal ở Knysna là vết nhơ khó gột rửa của người Pháp, những người luôn tự hào là một trong những dân tộc lịch sự và lãng mạn nhất thế giới.

Nếu Nam Phi 2010 là một mùa hè đáng quên của Pháp thì ngược lại đây là World Cup đáng nhớ với Tây Ban Nha. Sau thành công rực rỡ ở Euro 2008, đội bóng xứ Bò tót đã khẳng định vị thế thống trị thế giới với đỉnh cao tiqui-taca bằng chức vô địch lần đầu tiên trong lịch sử.

Hà Lan, bại tướng của TBN ở trận cuối cùng trở thành đội bóng vô duyên nhất lịch sử các trận CK. Đây là lần thứ 3 Cơn lốc da cam thua ở một trận CK World Cup.

Lần đầu vô địch của đội tuyển xứ bò tót. Ảnh: Internet

Trái với 2 trận CK 1974 và 1978, không nhiều tiếc nuối dành cho Hà Lan sau trận thua TBN. Thầy trò Bert van Marwijk trình diễn thứ bóng đá chặt chẽ, thậm chí bạo lực (điển hình là cú kungfu của De Jong vào ngực Alonso ở trận CK) ở Nam Phi, không giống với lối chơi tấn công tổng lực mê hoặc như ở 2 kỳ World Cup 1974 và 1978.

Về phương diện cá nhân, giải đấu ở Nam Phi đã chứng kiến 1 sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Đó là việc Thomas Muller được trao danh hiệu Vua phá lưới, thay vì đồng sở hữu như những kỳ World Cup trước đó nhờ hơn Diego Forlan, David Villa và Sneijder số lần kiến tạo thành bàn. Cả 4 cùng ghi được 5 bàn.

Trái với lo ngại ban đầu, World Cup lần đầu tiên được tổ chức ở châu Phi đã thành công tốt đẹp, dù lượng khán giả đến sân ít hơn so với 4 năm trước đó ở Đức (khoảng 52.400 khán giả/trận).

Đội hình tiêu biểu World Cup 2010 của FIFA

Thủ môn: Iker Casillas (Tây Ban Nha).
Hậu vệ: Maicon (Brazil), Sergio Ramos, Carles Puyol (Tây Ban Nha), Philipp Lahm (Đức).
Tiền vệ: Wesley Sneijder (Hà Lan), Bastian Schweinsteiger (Đức), Andres Iniesta, Xavi Hernandez (Tây Ban Nha).
Tiền đạo: David Villa (Tây Ban Nha), Diego Forlan (Uruguay).
Huấn luyện viên: Vicente Del Bosque (Tây Ban Nha).

Có thể bạn chưa biết

1: Kì World Cup đầu tiên không có 1 trong 4 cái tên Brazil, Argentina, Đức hay Italy góp mặt ở trận đấu cuối cùng Và nhà vô địch Tây Ban Nha cũng đã xô đổ rất nhiều cột mốc đầu tiên. Đoàn quân của HLV Del Bosque là đội bóng đầu tiên lên ngôi vô địch thế giới mà để thua trận mở màn. Với thành tích này, Tây Ban Nha tiếp tục duy trì thành tích thú vị của những nhà vua đến từ Châu Âu. Đó là luôn giành Cup ngay ở lần đầu tiên lọt vào trận chung kết (trước đây Italy năm 1934, Đức năm 1954, Anh năm 1966 và Pháp năm 1998 cũng đã làm được điều này). Ở một diễn biến khác, Đức đã trở thành đội tuyển đầu tiên giành HCĐ ở 2 kì World Cup liên tiếp.

2: Số bàn thua mà Tây Ban Nha phải nhận ở Nam Phi 2010 Điều này giúp La Furia Roja cùng chia sẻ kỉ lục "nhà VĐTG có hàng thủ tốt nhất" với Pháp ở World Cup 1998 và Italy ở World Cup 2006. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng là đội bóng thứ 2 trong lịch sử giành chức VĐTG ngay sau khi vừa vô địch Châu Âu sau ĐT Tây Đức ở EURO 1972 và World Cup 1974.

3. Cú "hat-trick" của Hà Lan ĐT Hà Lan đã vượt qua Hungary (năm 1938, 1954) và Tiệp Khắc (1934, 1962) để lập kỷ lục mới về sự đen đủi, khi đã thất bại trong cả 3 lần lọt vào trận Chung kết World Cup. Trước năm 2010, cơn lốc màu da cam từng là Á quân World Cup 1974 và 1978. World Cup 2010 và những con số thú vị

5: Số bàn thắng nhiều nhất 1 cầu thủ có thể ghi được tại Nam Phi 4 cầu thủ Thomas Mueller, Forlan, Sneijder và David Villa – những người dẫn đầu danh sách ghi bàn có được tại Nam Phi 2010 đều ghi được 5 bàn. Bên cạnh đó, cả 5 trận đấu cuối cùng của Tây Ban Nha tại giải lần này đều kết thúc với chỉ 1 bàn cách biệt (4 trận thắng 1-0, 1 trận thắng 2-1) – thành tích mà trước họ chưa có đội bóng nào làm được.

8: Số bàn thắng mà Tây Ban Nha ghi được trong chiến dịch chinh phục mũi Hảo Vọng Với con số này, La Furia Rojachính là đội bóng vô địch thế giới ghi được ít bàn thắng nhất trong lịch sử. Kỉ lục trước đó thuộc về Italy năm 1938, Anh năm 1966 và Brazil năm 1994 cùng có 11 bàn. Trong khi đó, với chiến thắng của ĐT Đức trước Uruguay ở trận tranh giải Ba thì cả 8 kì World Cup liên tiếp gần đây (kể từ Espana 1982), HCĐ đều đã thuộc về các đại diện Cựu lục địa. Đây cũng là số trận mà “ngôi sao lớn nhất của World Cup 2010” chú bạch tuộc Paul dự đoán đúng ở giải năm nay.

14: Số trận thắng liên tiếp của Hà Lan trong chiến dịch Nam Phi 2010 Như vậy, họ đã xô đổ kỷ lục của đội tuyển Brazil năm 1970 với 6 trận thắng tại vòng loại và 6 tại vòng chung kết trên đất Mexico, chỉ có điều cuối cùng Hà Lan lại không thể với tới chức vô địch như Brazil năm đó. 14 cũng là số thẻ vàng mà trọng tài Howard Webb đã phải sử dụng trong trận chung kết World Cup 2010 – nhiều hơn bất kì trận chung kết nào trước đó. Trận chung kết cũng là trận đấu mà các trọng tài phải rút nhiều thẻ nhất tại Nam Phi 2010.

20: Là số tuổi của Thomas Mueller Khi giành chiếc giày vàng (ngôi vua phá lưới) và danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất tại Nam Phi 2010, Thomas Mueller tròn 20 tuổi 302 ngày. Anh trở thành cầu thủ trẻ thứ hai trong lịch sử đạt đến cột mốc 5 bàn tại World Cup. Người trẻ nhất làm được điều này chính là “vua bóng đá” Pele, với 17 tuổi 249 ngày khi dự World Cup 1958 tại Thụy Điển. Cầu thủ của Bayern Munich cũng là cầu thủ trẻ thứ hai giành ngôi vua phá lưới. Kỷ lục hiện thuộc về Florian Albert của Hungary, với 34 ngày “đẻ sớm” hơn Mueller. Thomas Mueller cũng là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại Nam Phi 2010 khi 20 tuổi 273 ngày ở trận mở màn gặp Australia. World Cup 2010 và những con số thú vị

Trận chung kết bạo lực nhất trong lịch sử

23: Tổng số thẻ mà Hà Lan phải nhận ở giải đấu năm nay Đây cũng là thành tích chơi xấu bậc nhất trong lịch sử. Ngoài Hà Lan, cũng mới chỉ có Argentina ở Italy 1990 là đạt đến cột mốc này. Điều trùng hợp là giống như Hà Lan, ở giải đấu 20 năm về trước Argentina cũng chỉ giành ngôi á quân với một thất bại sát nút trong trận chung kết.

38: Trọng tài Howard Webb là người trẻ nhất có vinh dự cầm còi ở một trận chung kết World Cup Kỷ lục này trước đó thuộc về Pierre Georges Louis Capdeville ở World Cup 1938. Khi ấy vị trọng tài quá cố người Pháp này cũng 38 tuổi nhưng “già” hơn Howard Webb bây giờ 3 tháng tuổi.

116: Thời gian của bàn thắng cuối cùng Bàn thắng của Iniesta không những là bàn thắng cuối cùng được ghi tại Nam Phi 2010, mà nó cũng là bàn thắng muộn nhất (nếu tính theo thời gian thi đấu của một trận đấu) tại giải đấu năm nay.

3.752: Tổng số đường chuyền thành công của Tây Ban Nha Nhà đương kim vô địch đã trở thành đội bóng có nhiều đường chuyền thành công nhất trong 1 kì World Cup kể từ England 1966 (giải đấu mà người ta bắt đầu áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tính được con số này). Thày trò HLV Del Bosque đã phá kỉ lục 3.547 đường chuyền thành công của Brazil tại USA 1994.

Tổng kết World Cup 2010

+ Chủ nhà: Nam Phi
+ Số đội tham dự: 32
+ Vô địch: Tây Ban Nha
+ Á quân: Hà Lan
+ Hạng Ba: Đức
+ Hạng Tư: Uruguay
+ Tổng số trận: 64.
+ Tổng bàn thắng: 145 (trung bình 2,27 bàn/trận).
+ Tổng khán giả: 3.178.856 ( trung bình 49.670 người/trận)
+ Vua phá lưới: Thomas Muller (Đức, 5 bàn).
+ Cầu thủ xuất sắc nhất: Diego Forlan (Uruguay).
+ Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Thomas Muller (Đức)
+ Thủ môn xuất sắc nhất: Iker Casillas (TBN)
Tổng hợp | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục