U23 Việt Nam: Kí ức về Văn Quyến

10:57 Thứ sáu 20/12/2013

(TinTheThao.com.vn) - Năm nay lại thêm một Sea Games đáng quên với bóng đá nam Việt Nam cho dù họ đã chiến đấu hết mình ở trận đấu cuối. Chẳng thể đổ lỗi cho cầu thủ, bởi chất lượng sa sút đã là điều dự báo từ vài năm trước. Đã rất lâu rồi, bóng đá trẻ chúng ta chẳng sinh nổi một thần đồng, một thần đồng đúng nghĩa như “thằng béo” ngày xưa. Sau những thất bại trước Singapore và Malaysia, kí ức về Văn Quyến lại ùa về.

Sea Games 22 có lẽ là Sea Games để lại nhiều cảm xúc nhất cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Ở đó có những kỉ niệm đẹp đẽ lẫn đắng cay để khi nhắc lại người ta không thể nào quên. Một kì Sea Games mà Văn Quyến đã chứng tỏ vì sao mình là một thần đồng đã được cả châu Á chú ý tới. Khả năng rê bóng và dứt điểm thiên phú, chỉ cần cho Quyến cơ hội, bàn thắng sẽ đến. Với Văn Quyến, U23 năm ấy đã có một số 10 đích thực, biết gi bàn và biết tận dụng cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm…Quyến đã làm lay động hàng triệu trái tim người hâm mộ. Đến cả bây giờ, cứ nhắc đến U23 người ta lại đến cái tên vang lừng một thời ấy bằng một nỗi nhớ mông lung.

Văn Quyến và một kì Sea Games thành công. Ảnh: Internet

U23 hiện nay không thiếu tiền đạo. Nhưng số lượng lại không bù cho chất lượng đi kèm. Hà Minh Tuấn, Mạc Hồng Quân, Phi Sơn, Văn Thắng đều có thể đảm nhận công tác gi bàn. Mỗi người có một điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng cái điểm chung của họ chính là không ai phát huy điểm mạnh của mình để trở thành một sát thủ vòng cấm thực thụ. U23 đã gi tới 13 bàn tại Sea Games 27, và chúng ta cũng kết thúc tại đó. Dẫu có hàng công tốt nhất vòng bảng Sea Games theo các thống kê nhưng hàng tiền đạo lại để lại quá nhiều thất vọng cho người hâm mộ. Những trận đấu khi cần bàn thắng nhất thì các cầu thủ chúng ta lại không thể làm được điều đó. Minh Tuấn không phải là mẫu tiền đạo lắt léo có khả năng quấy phá hàng thủ đối phương. Phi Sơn có kĩ thuật nhưng lại quá lạm dụng và thường bị bắt bài, Hồng Quân chỉ phù hợp với lối chơi tạt cánh đánh đầu…Rõ ràng tiền đạo U23 Việt Nam rất kém trong khâu tác chiến độc lập. Trong trận đấu Malaysia, cơ hội đã được trao, nhưng tiền đạo đã bỏ lỡ. Những yếu kém trong dứt điểm khiến chúng ta không thể tận dụng và đành ngậm ngùi rời Myanmar trên một chiếc ô tô khách.

Không thể trách cũng chẳng thể đổ lỗi các cầu thủ. Họ đã tìm mọi cách để chiến thắng nhưng không thể. Tiền đạo Việt Nam bây giờ kể cả ở đội tuyển quốc gia đều là một vấn đề nan giải. Vleague ngày càng trọng dụng tiền đạo ngoại thì đất diễn cho các tiền đạo nội ngày càng chật hẹp. Cơ hội cho các cầu thủ trẻ thể hiện lại càng nhỏ bé hơn. Kinh nghiệm của họ đa phần đến từ những giải đấu giao hữu cọ xát cho các đội trẻ...như vậy là không đủ cho sự phát triển của một cầu thủ. Khi những đội bóng chỉ chăm mua sao và nhập tịch cho cầu thủ ngoại, công tác đào tạo trẻ lại càng ngày càng không được quan tâm thử hỏi chúng ta sinh sao nổi những thần đồng như ngày xưa. Ở Việt Nam, lò SLNA có truyền thống dạo này cũng đang sa sút, có lẽ người ta lại đặt nhiều mong chờ cho lứa U19 HAGL – Arsenal hiện tại.

Thua để biết mình đang ở đâu, thua để làm lại và xây dựng lại. Thua để có thêm những bài học để đúc rút cho công thức chiến thắng. Thua đâu phải là mất tất cả.

(Bạn đọc: Anh Hào)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục