Tất tật về giải Marathon Mỹ vừa bị khủng bố

11:47 Thứ ba 16/04/2013

Truyền thống lâu đời và lộ trình khắc nghiệt chính là những điều tạo nên sức thu hút ở giải marathon Boston.

Giải đấu ở Boston chính là giải marathon lâu đời nhất thế giới, và là 1 trong 6 giải marathon chính được tổ chức hàng năm, bên cạnh Tokyo, London, Berlin, Chicago và New York.

Bắt đầu từ năm 1897, giải marathon Boston được tổ chức thường niên vào ngày thứ Hai thứ 3 của tháng Tư, trùng với ngày lễ Patriot's Day của người dân Boston. Đây là ngày lễ kỷ niệm trận đánh Lexington và Concord giữa quân Anh và liên quân của 13 thuộc địa Bắc Mỹ diễn ra vào ngày 19/04/1775, đánh dấu sự mở đầu của cuộc chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ.

Hiện trường vụ đánh bom thành phố Oklahoma năm 1995.

Trong lịch sử nước Mỹ, ngày lễ Patriot’s Day vốn gợi nhớ nhiều sự kiện đau buồn. Ngày 19/04/1995, tên khủng bố Timothy McVeigh cầm đầu gây ra vụ đánh bom thành phố Oklahoma khiến 168 người thiệt mạng và gần 700 người bị thương. Cũng ngày này 2 năm trước đó, cảnh sát Mỹ tấn công cơ sở của giáo phái The Branch tại Waco, tiêu diệt 76 nhân vật chủ chốt của giáo phái này, bao gồm cả “giáo chủ” David Koresh.

Ngày 20/04/1999, nước Mỹ bàng hoàng trước thông tin về vụ xả súng vào trường trung học Columbine khiến 15 người thiệt mạng và 21 người bị thương. Ngày 16/04/2007, lại là một vụ thảm sát ở trường học nữa khi sinh viên người Hàn Quốc Seung Hui Cho làm chết 32 người và bị thương 17 người trước khi tự sát tại trường đại học Virginia. Điều đáng chú là 2 sự kiện ở Waco và Virginia diễn ra đúng vào ngày thứ Hai, giống như vụ đánh bom Boston vừa qua.

Các VĐV trên đường chạy.

Theo ước tính của các nhà tổ chức, giải đấu năm nay đã có tới 27000 vận động viên đăng ký tham dự đến từ 96 quốc gia trên khắp thế giới, thu hút khoảng nửa triệu người theo dõi. Có khoảng hơn 1000 nhà báo đến từ khắp các hãng truyền thông lớn có mặt tại đây để đưa tin về sự việc này.

Theo quy định, cuộc đua dành cho tất cả các đối tượng trên 18 tuổi nhưng phải vượt qua một vòng loại sát hạch bắt buộc của ban tổ chức, và tiêu chuẩn này mỗi năm lại càng được thắt chặt hơn. Trong cuộc đua chính thức, mỗi người tham gia sẽ phải vượt qua quãng đường dài 42,195 km, băng qua nhiều con phố của Boston cũng như các thành phố khác của bang Massachusetts.

Điều khiến cho giải marathon ở Boston trở nên vô cùng khó khăn với các vận động viên chính là địa hình khúc khuỷu ở thành phố này, mà đỉnh cao là 4 “ngọn đồi Newton”. Đỉnh cao nhất có tên Heartbreak ở gần trường đại học Boston với chiều cao khoảng 27m (theo chiều dọc), nhưng nó gần như vắt kiệt sức lực của những người tham gia, mà từng được nhiều người mô tả như “đâm đầu vào tường”.

Lộ trình cuộc đua.

Cũng như các môn điền kinh khác, giải marathon Boston trong thời gian gần đây bị các vận động viên đến từ châu Phi mà đặc biệt là Kenya và Ethiopia thống trị.

Năm 2011, Geoffrey Mutai đến từ Kenya đã lập kỷ lục ở nội dung chạy cho nam với thành tích 2 giờ 3 phút 2 giây. Còn kỷ lục ở nội dung của nữ hiện đang thuộc về cô Margaret Okayo cũng đến từ Kenya với thành tích 2 giờ 20 phút 43 giây lập tại giải đấu năm 2002. Tuy nhiên do thiết kế của đường chạy ở đây mà thành tích cuộc đua này không được Liên đoàn điền kinh thế giới công nhận.

Với lịch sử lâu đời của mình, giải marathon Boston cũng mang đến nhiều nét truyền thống văn hóa đặc biệt cho thành phố này. Ở trên suốt cuộc đua, khán giả 2 bên đường liên tục cung cấp nước uống và bánh ngọt cho các VĐV, đặc biệt là những VĐV nghiệp dư và lần đầu tham gia.

Ở trường Wellesley, nằm trên dặm thứ 13 của chặng đua, có một truyền thống là các sinh viên sẽ tụ tập lại ở 2 bên đường và cùng gào to động viên các VĐV. Năm 2012, hãng bia Boston tuyên bố sẽ sản xuất 1 loại bia đặc biệt để sử dụng tại giải đấu Boston có tên “Adams Boston 26.2”.

Những bê bối trong lịch sử

Scandal lớn nhất xảy ra vào năm 1980, khi VĐV nghiệp dư Rosie Ruiz bị tước danh hiệu sau khi ban tổ chức phát hiện cô đã gian lận. Cuộc điều tra sau đó đã cho thấy Ruiz không tham gia phần lớn cuộc đua và chỉ xuất hiện ở 1,6 km cuối cùng trước khi về đích đầu tiên.

Năm 1996, một người đàn ông 62 tuổi đến từ Thụy Điển đã qua đời vì đau tim khi đang tham gia cuộc đua. Năm 2002, cô Cynthia Lucero, 28 tuổi, cũng qua đời vì hạ đường huyết trong

Chí Thiện | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục