Việt Nam đăng cai ASIAD 18: Còn nhiều nỗi âu lo

17:09 Thứ tư 14/11/2012

Thành công trong việc giành quyền đăng cai thành công ASIAD 18 vào năm 2019 của Việt Nam là bước tiến lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam với quốc tế. Cho dù trong hoàn cảnh kinh tế nước ta đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu nhưng những người lạc quan đều tin rằng 7 năm nữa, Việt Nam sẽ lại cho bạn bè quốc tế thấy sự chuẩn bị kỹ càng và thành công với những mục tiêu mà mình đã đặt ra.

Không phải đơn giản mà chúng ta có thể nhận được sự tin tưởng của nhiều quốc gia để có thể thành công trong việc xin đăng cai ASIAD 18. Chúng ta phải thuyết phục được họ về tính khả thi và tiết kiệm. Và sau 21 năm, kể từ ASIAD 1988 được tổ chức tại Thái Lan thì Đông Nam Á mới lại có được cơ hội để tổ chức ngày hội thể thao lớn nhất khu vực, đây quả là vinh dự rất lớn.

Tận dụng từ những cơ sở vật chất có sẵn để đầu tư nâng cao sẽ tiết kiệm nhiều kinh phí tổ chức. Ảnh: Internet.

Dư luận chung đều đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng để Việt Nam đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh ra thế giới, đồng thời thúc đẩy phát triển các môn thể thao, đặc biệt là những môn Olympic. Và với việc đầu tư cho ASIAD, chúng ta sẽ nâng cấp các công trình đặc biệt là về giao thông, khách sạn… trước mắt phục vụ cho đại hội nhưng tương lai thì đó là sự đầu tư để từ đó tất cả người dân sẽ được hưởng lợi từ các công trình này. Đây chính là cơ hội chưa từng có để thúc đẩy thể thao Việt Nam vươn lên một tầm cao mới sau những thất bại và trì trệ những năm qua.

Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều âu lo bởi trong hoàn cảnh suy thoái toàn cầu như hiện nay, việc bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho ASIAD sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia. Việc dự tính chỉ chi có khoảng 150 triệu USD (khoảng 3.000 tỉ đồng) liệu có khả thi khi nhìn sang các nước đã từng đăng cai ASIAD đều cho thấy sự đội lên kinh phí là rất lớn. Tuy nhiên, với việc đầu tư cho Hà Nội là nằm trong chương trình "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thế nên có thể tin tưởng rằng những người trong cuộc đã có cái nhìn về việc tổ chức ASIAD 18 không theo bệnh hình thức phô trương. Việc tận dụng từ những cơ sở vật chất có sẵn để đầu tư nâng cao sẽ tiết kiệm nhiều.

Vấn đề cũng rất cần được quan tâm là chúng ta sẽ chuẩn bị lực lượng cho mục tiêu đứng vào top 10 tại ASIAD 18 như thế nào? Với lứa những VĐV hàng đầu của thể thao Việt Nam hiện tại như Tiến Minh, Trần Lê Quốc Toàn, Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng... đều đã quá già để tham dự ASIAD 18 và đang có một khoảng trống rất lớn kế thừa thế hệ này. Đây là hậu quả của việc thể thao Việt Nam chưa bao giờ làm tốt khâu phát hiện và đào tạo tài năng trẻ. Tuy rằng chắc chắn sẽ gặp khó khăn rất lớn, thế nhưng vì mục tiêu có một đại hội thành công trọn vẹn thì rất cần sự đầu tư lớn ngay từ bây giờ cho các lứa thế hệ tương lai và cũng không kém phần quan trọng là việc đầu tư cho những người thầy của thế hệ này.

Hy vọng rằng trong quãng thời gian 7 năm (không phải là dài) Việt Nam sẽ thành công trong việc tổ chức đại hội lớn nhất châu lục. Và những thành quả và sự đầu tư lớn sẽ còn được phục vụ về lâu về dài cho tương lai.

(Bạn đọc: Xuyến Chi)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục