Câu chuyện của những nền bóng đá…

23:37 Chủ nhật 20/09/2015

(TinTheThao.com.vn) - Năm 2008, Đức thua Tây Ban Nha (TBN) trong trận chung kết Euro với tỉ số 1 - 0, năm 2010 TBN lên ngôi vô địch World Cup tại Nam Phi. Nhưng đến năm 2014, Đức đánh bại Argentina trong trận chung kết để lên ngôi vô địch. Hai đội bóng đã vô địch hai kỳ World Cup gần nhất ở họ đều có một điểm chung là sự thành công của họ thường gắn liền với một vài Câu lạc bộ.

Ai nói thành công của một vài Câu lạc bộ (CLB) sẽ không đem lại vinh quang cho cả đất nước, có ai nói thành công của một vài CLB không thể đánh giá được cả một nền bóng đá?

Hãy nhìn cái cách Tây Ban Nha lên ngôi vô địch Châu Âu và Thế giới năm 2008, 2010, 2012 và đứng đầu thế giới trên bảng xếp hạng của FIFA từ năm 2008 đến 2013, và chỉ chấm dứt khi Đức giành chức cúp vô địch tại Brazil năm 2014. Cũng thờ gian đó, Barcelona vô địch La Liga từ năm 2008 đến năm 2013 và giành 3 chiếc cup vô địch C1. Vậy thành công của Barca có gắn liền với thành công của Tây Ban Nha.

1. Thành công của Barcelona, cộng thêm sức mạnh của bầy Kền kền trắng liệu có giúp Tây Ban Nha thành công?

World Cup 2010 được tổ chức tại Nam Phi, năm đó khi TBN giành cúp vô địch thì trong đội hình 23 cầu thủ của Ngài râu kẽm Del Bosque có tới 13 cầu thủ nằm trong đội hình của hai đội hàng đầu TBN là Real Marid (R.M) và Barcelona, số còn lại nằm rải rác ở các CLB khắp Châu Âu như Liverpool, Arsenal, Velareal...

Trong đó, Barca chiếm tới 8 cầu thủ bao gồm: Victor Valdes, Carles Puyol, Gerard Pique, Sergio Busquets, Xavi Hernandez, Andres Iniesta, David Villa, Pedro Rodriguez. Real Marid chiếm 5 cầu thủ bao gồm: Iker Casillas, Raul Albiol, Sergio Ramos, Arbeloa, Xabi Alonso.

Năm Euro 2012 được tổ chức tại Ba Lan và Ukraine, đội hình của Tây Ban Nha vẫn chiếm tới 12 cầu thủ của Real Marid và Barca. Trong đó Barca chiếm 7 cầu thủ trong danh sách của TBN, bao gồm: Victor Valdes, Gerard Pique, Sergio Busquets, Cesc Fabregas, Xavi Hernandez, Andres Iniesta, Pedro Rodriguez . Trong khi đó Real Marid chiếm 5 cầu thủ bao gồm: Iker Casillas, Raul Albiol, Alvaro Arbeloa, Sergio Ramos, Xabi Alonso.

Điều đặc biệt là trong hai năm đó đội hình của Real Marid và Barca đều đóng góp những công thần đã góp công lớn thành công của TBN. Cũng trong khoảng thời gian đó, Real Marid và Barca đã thay nhau thống trị bóng đá TBN và Châu Âu cũng như thế giới. Và cho tới hiện nay, đội hình của TBN có khoảng ½ là cầu thủ của Barca và Real Marid.

Những cầu thủ phần lớn trong đội hình của R.M và Barca đã giúp cho TBN thống trị Châu Âu và thế giới giai đoạn 2008 – 2013. Ảnh Internet.

Không những vậy, năm 2014 và cả những năm trước nữa khi Đức vô địch World Cup 2014 và giành ngôi á quân Euro 2008 thì trong đội hình của Đức chỉ toàn hảo thủ đến từ Bayern Munic và Dortmund.

Trong danh sách tập trung cho World Cup 2014 thì Bayern và Dortmund có tới 12 cầu thủ, bao gồm 7 cầu thủ của Bayern là: Manuel Neuer, Jerome Boateng, Philipp Lahm, Mario Goetze, Toni Kroos, Bastian Schweinsteiger, Thomas Mueller và 5 cầu thủ của Dortmund bao gồm: Roman Weidenfeller, Kevin Grosskreutz, Erik Durm, Mats Hummels, Marco Reus. Điều đáng nói là trong mùa giải 2013 – 2014, Bayern và Dortmund chia nhau hai vị trí dẫn đầu của của mùa giải.

Vậy có thể khẳng định thành công của hai CLB đó đã góp công lớn trong sự thành công của cả TBN lẫn Đức được không, điều đó còn nhiều yếu tố khác nữa như: lối chơi của Huấn luyện viên, sức mạnh của đối thủ, mặt sân… Nhưng có thể nói là chí ít những cầu thủ của cả R.M và Barca hay Bayern và Dortmund đã góp công lớn vào thắng lợi của cả TBN và Đức ở cấp Châu lục và Thế giới.

2. Vậy tại sao không thể để thành công của một vài CLB để mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam?

Không quá khi cho rằng, U19 Việt Nam tham dự giải U19 Đông Nam Á 2014, U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2014, U22 cup Hassanal Bolkiah 2014. Đội hình của U19 Việt Nam khi đó nòng cốt là đội hình của CLB HAGL Arsenal – JMG với những Văn Toàn, Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh, Đông Triều, Hồng Duy,... đã khiến cho bao nhiêu đối thủ phải ngậm ngùi nhận thất bại. Từ cấp Châu lục như: U19 Úc (U19 ta từng thắng U19 Úc với tỉ số 5 – 1 và 1 – 0), khiến Nhật Bản phải giành thắng lợi khó khăn với tỉ số (3-2, 1-0) ở giải U19 Đông Nam Á, điều đáng nói là khi đó VN chơi Pressing với Nhật trong suốt trận mà không hề e sợ.

Còn ở Đông Nam Á, Việt Nam phải khiến những Thái Lan ngậm ngùi thất bại hai lần (trong đó có tỉ số đậm là 3-0, điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt kể từ khi hội nhập lại với khu vực), khiến U19 Myanmar, Malaysia, Singapore phải xách va - li về nước. Kể tới đây nghe sao sướng cả một thời.

Nhưng năm 2015 kể tới sao có gì đó xót xa quá: dừng chân ở Bán kết trước Đội tuyển (ĐT) Malaysia ngay tại sân nhà, thất bại trước U23 Myanmar ở Bán kết Seagames 28. Điều đáng nói tại AFF CUP 2014, không có một cầu thủ nào của Học Viện HAGL Arsenal vì các cầu thủ còn quá nhỏ.

Nhưng đến khi SEA Games 2015 diễn ra thì chỉ có 2 cầu thủ của HAGL Arsenal JMG bao gồm: Công Phượng, Văn Toàn được triệu tập, các cầu thủ khác của HAGL nhưng không thuộc lò đào tạo của JMG. Hay được tham dự giải U23 Châu Á cũng phải nhờ đến chiến thắng hủy diệt trước U23 Macau Trung Quốc nên chỉ số phụ nhỉnh hơn so với đối thủ ở bảng đấu khác. Khi gặp lại chính đối thủ U23 Nhật Bản, Việt Nam không dám chơi đôi công với đối thủ này, từ thế trận đó nên chúng ta cố thủ và thất thủ với tỉ số 2 – 0.

U19 VN với nòng cốt là U19 HAGL - Arsenal JMG đã khiến cho không ít đối thủ phải ngậm đắng nuốt cay. Ảnh Internet.

Có thể nói chỉ có một mình U19 HAGL – Arsenal JMG là đủ sức để thống trị bóng đá trong khu vực Đông Nam Á và có thể vươn ra khỏi cái ao làng để đánh đến “Đại dương” Châu Á rộng lớn. Vậy tại sao không để một vài CLB đại diện cả một nền bóng đá để mang lại vinh quang cho đất nước giống như TBN và Đức đã làm?

Giống như kiểu Bầu Đức có nói: “Nếu U23 Việt Nam cứ lấy nòng cốt là lứa U19 HAGL cộng thêm với cầu thủ trẻ của SLNA, Viettel… cho tập trung, rèn quân quanh năm suốt tháng ở Nhật Bản, châu Âu, U23 Việt Nam 2 năm nữa không vô địch SEA Games mới lạ” cũng chưa hẳn là không có lý của Bầu Đức.

Khi mà tuyên bố của Bầu Đức rằng lứa F2 của Học viện HAGL – Arsenal JMG sẽ còn xuất sắc hơn lứa F1 của những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh thì điều đó quả là đáng mừng của bóng đá Việt Nam bởi đã từ lâu lắm rồi bóng đá Việt Nam của chúng ta cứ mãi nép sau bóng đá Thái Lan. Nhưng kể từ khi lứa U19 năm 2013 ra lò thì điều đó không còn là chướng ngại với chúng ta nữa.

Vậy, tại sao chúng ta không đi theo con đường mà TBN và Đức đã làm, chọn dàn trải những cầu thủ không hiểu nhau để thi đấu cùng nhau sao có thể thành công được như những con người đã cùng ăn ở, tập luyện cùng nhau được cơ chứ.

“Muốn thành công bằng con đường ngắn nhất thì hãy học cách của những người thành công nhất” – đó là câu nói của Werren Buffett khuyên những người muốn thành công trên thế giới. Vậy VN muốn thành công sao không học hỏi những người thành công nhất đã từng làm đó là Đức và TBN.

(Bạn đọc: Quý Ròm)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục