Trung Quốc: Xu thế nhất thời hay một đế chế mới của bóng đá thế giới?

11:06 Thứ bảy 06/02/2016

(TinTheThao.com.vn) - Vụ chuyển nhượng Jackson Martinez từ Atletico Madrid của Quảng Châu Evergrande có thể sẽ không phải là thương vụ bom tấn cuối cùng được kích hoạt từ nền bóng đá Đông Á này. Liệu đây có phải là một phần trong kế hoạch phát triển bóng đá Trung Quốc hay chỉ là sự nhất thời hứng thú của các tỉ phú đất nước này?

Đã có một số thông tin không chính thức rằng đội trưởng của Chelsea là John Terry cũng chuẩn bị gia nhập giải vô địch Trung Quốc. Trong mùa đông này một đồng đội của Terry tại Chelsea là Ramires cũng đã đến với “miền đất hứa” mới này sau một thương vụ trị giá 25 triệu bảng đến Jiangsu Suning.

Để giành chỗ cho Jackson Martinez Quảng Châu Evergrande đã bán Elkeson cho Thượng Hải SIPG. Cùng với đó là sự gia nhập của Gervinho tới Hebei China Fortune, trong kì chuyển nhượng mùa đông này Trung Quốc đã sở hữu 3/4 bản hợp đồng đắt giá nhất.

Những ai đang thi đấu ở Trung Quốc?

Sự phát triển nhanh chóng của truyền hình trả tiền ở Trung Quốc được dự đoán sẽ phát triển mạnh trong 5 năm tới, đồng nghĩa với giá trị của giải vô địch Trung Quốc (CSL) có giá trị 830 triệu bảng, gấp 30 lần so với trước đây.

Liverpool vừa phải nhận trái đắng trong thương vụ Alex Teixeira vì sự nhúng tay của CLB Jiangsu Suning. Ảnh: Internet.

Có thêm tiền từ các nguồn thu khác nhau đồng nghiã với việc các đội bóng Trung Quốc sẵn sàng cạnh tranh với chính các đội bóng từ châu Âu để mua về ngôi sao mà họ mong muốn. Alex Teixeira từng được Liverpool theo đuổi sát sao nhưng nhiều khả năng đội chủ sân Anfield cũng sẽ phải chịu thua một đội bóng đại gia của Trung Quốc trong thương vụ này.

Demba Ba, Tim Cahill, Gervinho, Asamoah Gyan, Paulinho, Ramires và Mohamed Sissoko là những ngôi sao từng chinh chiến nhiều năm tại châu Âu, giờ đây họ đều đang thi đấu trong màu áo các đội bóng Trung Quốc.

Điều gì đã làm thay đổi nền bóng đá Trung Quốc?

Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách làm cân bằng nền kinh tế chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất và chế tạo của đất nước. Thể thao và giải trí trở thành 2 ngành kinh tế được quan tâm đầu tư trong thời gian qua. Nhiều tập đoàn lớn sở hữu các đội bóng ở Trung Quốc có được mối quan hệ tốt với chính phủ và từ đó họ được hỗ trợ rất nhiều trong việc đầu tư vào thể thao.

Các CLB của Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh đáng gờm ở AFC Champions League trong vài năm qua. Ảnh: Internet.

Nhiều tập đoàn đã nhìn vào thành công của Quảng Châu Evergrande trong việc khuếch trương thương hiệu của mình và tìm cách đầu tư vào bóng đá như một sự đầu tư mang lại siêu lợi nhuận. Kế hoạch của họ là xây dựng CSL trở thành giải đấu hàng đầu châu Á và sau đó có thể là thế giới, từ đó từng bước đưa Trung Quốc lên bản đồ bóng đá thế giới.

Ở trình độ châu Á, Quảng Châu Evergrande đã 2 lần vô địch AFC Champions League trong 3 năm qua, cùng với đó là hàng loạt những đội bóng Trung Quốc lọt sâu vào giải đấu cho thấy sự đầu tư của các đội bóng này bắt đầu đem lại quả ngọt. Tất nhiên mặt bằng chung của bóng đá Trung Quốc vẫn còn thấp hơn nhiều so với bóng đá Châu Âu nhưng họ đang phát triển theo chiều hướng tốt trong 5 năm qua và vẫn tiếp tục trong thời gian tới. Các cầu thủ bản địa với thời gian thi đấu bên cạnh các ngôi sao thế giới cũng được hi vọng sẽ mang lại thành công cho đội tuyển quốc gia nước này.

Có nhiều đội bóng Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu mạnh tay hay không?

Mỗi năm số lượng đội bóng ở đây sẵn sàng bỏ tiền chiêu mộ cầu thủ ngày càng tăng và không chỉ các đội bóng ở CSL mà cả đội hạng 2 cũng bắt đầu vào trào lưu này. Những cầu thủ như Jadson, Fabiano hay Misimovic có thể không còn ở đỉnh cao phong độ nhưng họ vẫn rất hữu dụng cho các đội bóng hạng 2 Trung Quốc.

Những đội bóng tiêu nhiều tiền nhất vẫn là Quảng Châu Evergrande, Thượng Hải SIPG, Jiangsu Suning, Hebei China Fortune và Sơn Đông Luneng. Đây là các lá cờ đầu của Trung Quốc ở đấu trường AFC Champions League.

Sẽ là một xu thế nhất thời hay một kế hoạch lâu dài?

Trung Quốc hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn của các ngôi sao tên tuổi trong tương lai không xa. Ảnh: Internet.

Tất nhiên thật khó để cho rằng các đội bóng Trung Quốc có thể tiêu tiền mạnh tay như nhiều ông lớn ở châu Âu. Tuy nhiên với việc chính phủ Trung Quốc vẫn khuyến khích phát triển đầu tư vào thể thao thì trong tương lai việc có ít nhất 1 hay 2 ngôi sao rời bỏ châu Âu hay Nam Mỹ sang Trung Quốc vào mỗi kì chuyển nhượng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang rất phát triển và đi cùng với đó có thể là sự vươn lên mạnh mẽ của đế chế bóng đá nước này trong bản đồ châu Á và thế giới.

(Bạn đọc: Nguyễn Danh Nghĩa)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

10:52 06/02/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục