Từ chuyện đấu khẩu - Luận chuyện cái Miệng

09:31 Thứ hai 30/11/2015

(TinTheThao.com.vn) - VCK U21 Quốc tế 2015 đã chính thức khép lại. Thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã có cái kết đẹp khi giành chiến thắng với tỷ số 2-0 trước đội bóng trẻ đến từ Hàn Quốc bằng sự tỏa sáng của Công Phượng với một cú đúp.

U21 Việt Nam thất bại đáng tiếc trước U21 Singapore trên loạt sút luân lưu may rủi. Ảnh: Đình Viên.

Tuy nhiên, may mắn lại không mỉm cười với U21 Việt Nam khi thầy trò HLV Phạm Minh Đức một lần nữa thất bại trên chấm 11m trong trận tranh hạng 3 trước U21 Singapore. Trở lại câu chuyện bên lề giữa HLV Minh Đức (U21 Việt Nam) và HLV Quốc Tuấn (U21 HAGL) diễn ra cách đây ít ngày khi hai đại diện ưu tú nhất của bóng đá trẻ Việt Nam chạm trán nhau tại vòng bán kết vẫn được nhiều người quan tâm, nhân chuyện “đấu khẩu” của hai vị tướng trẻ chúng ta hãy giành chút ít thời gian để …“Luận chuyện cái Miệng”.

Như chúng ta đã biết, hành động tương tác nhiều lần có chủ ý của Thân, Miệng và Ý được gọi là “Nghiệp” và là nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai nghiệp và quả báo tạo thành luật nhân quả, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.

Theo Phật Pháp, nếu gieo nghiệp thiện thì sẽ sanh ở cõi Trời, Người, Atula, còn nếu tạo nghiệp ác thì sẽ bị đọa vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong đó phần Miệng là gieo tạo nghiệp nhiều nhất.

Cổ nhân đã từng dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, Hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người, thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn đó là:

1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không

2. Nói lời hung ác

3. Nói lưỡi đôi chiều

4. Nói lời thêu dệt.

Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, ngoài bốn điều trên, cái Miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:

1. Ăn uống cầu kỳ

2. Phê bình, khen chê

3. Rêu rao lỗi của mọi người, làm mích lòng, gây mâu thuẫn

Do vậy trong kinh sách đã dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có bốn hạng người mà chúng ta nên tránh:

1. Hay nói lỗi kẻ khác

2. Hay nói chuyện mê tín, tà kiến

3. Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)

4. Làm ít kể nhiều. Nói chuyện thành tích.

Và cũng từ cái miệng mà ta có thể biết được tâm ý và đánh giá được người khác, để có những cách ứng xử thích hợp. Bởi vì:

“Thần khẩu nó hại xác phàm, Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi.”

Người xưa cũng có dạy:

Trăm năm vật đổi sao dời. Một câu quý giá muôn đời còn ghi

Mở lời trước phải xét suy. Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là.

Hay

Lời nói đổi trắng thay đen

Thiên đàng, điạ ngục bon chen lối vào

Trực ngôn tâm chẳng lao xao

Giữ tâm thiền định biết bao an lành.

Nhưng kỳ thực cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.

Cách hành xử của những người thuyền trưởng trên truyền thông đã vô tình đặt cầu thủ cả hai đội vào tình huống khó xử. Ảnh: Đình Viên.

Lược sơ qua những điều lợi hại, thì chúng ta đã thấy cái miệng, cái lưỡi của người thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi. Vì tạo hóa sinh ra con người có hai lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới thuận với tự nhiên.

Cuối cùng xin được trích dẫn những lời “vàng ngọc” của Hoà Thượng Thích Thiện Hoà để thay cho lời kết như sau:

Người khôn nói ít nghe nhiều

Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han

Trước người hiểu rõ khôn ngoan

Nhường trên một bước rộng đường dể đi

Việc người chớ nói làm chi

Chuyện mình mình biết, vậy thì mới khôn.

(Bạn đọc: Huy Thắng)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

09:14 30/11/2015
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục