Trường ca Michael Ballack (Phần 2): Sự nghiệp thăng trầm ở đội tuyển Đức

09:11 Thứ năm 04/07/2013

Tạm biệt thành London với những ký ức buồn, chúng ta sắp sửa bước vào thế giới rộng lớn, thế giới của bóng đá Đức, nơi anh sinh ra và lớn lên, nơi sản sinh ra một Michael Ballack sau này đã trở thành người đội trưởng mẫu mực của đội bóng được mệnh danh là “Cỗ xe tăng”. Die Mannschaft, nơi chứng kiến những thăng trầm, những nỗi đau đến xé lòng, khiến cho Ballack phải chia tay sự nghiệp thi đấu quốc gia trong nước mắt và làm cho bao nhiêu con tim phái nhói đau vì nuối tiếc.

Ballack chính thức khoác áo đội tuyển quốc gia vào năm 1999 và bắt đầu toả sáng vào năm 2004 khi vào năm ấy, anh được HLV Jurgen Klismann tin tưởng trao cho chiếc băng thủ quân và nó theo anh đến thời của HLV Joachim Low sau này. Trong màu áo tuyển Đức, anh chơi với vai trò của một tiền vệ đa năng, lối chơi chắc chắn, đa dạng và máu lửa của anh góp phần tạo nên tên tuổi của một “Cỗ xe tăng” được biết đến như ngày hôm nay. Phòng thủ chắc, phản công nhanh và cũng sắc sảo không kém. Anh là linh hồn của Mannschaft ở thời điểm đó.

Michael Ballack trong màu áo ĐT Đức. Ảnh: Internet.

Anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức trong 3 năm 2002, 2003 và 2005, trở thành một biểu tượng của thể thao Đức lúc bấy giờ. Anh vinh dự được vua bóng đá Pelé xếp vào danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất vào năm 2004. Tầm ảnh hưởng và đóng góp của Ballack góp phần đưa tên tuổi của bóng đá Đức thời kỳ phục hưng là vô cùng to lớn. Nhờ anh mà bóng đá Đức có một cuộc trở lại đầy ấn tượng nhất là ở kỳ World Cup 2006. Mặc dù chỉ xếp ở vị trí thứ 3 chung cuộc nhưng những gì người Đức thể hiện dưới sự dẫn dắt của Klismann và người đội trưởng Ballack đã làm cho thế giới ngỡ ngàng và niềm tin vào một Mannschaft máu lửa ngày nào đang căng tràn trong lòng người hâm mộ hơn bao giờ hết.

Thế nhưng, dù ở Chelsea hay ở đội tuyển quốc gia, số phận nghiệt ngã của kẻ về nhì vẫn cứ đeo bám anh như hình với bóng. Gần 2 tháng sau đêm mưa tàn khốc ở nước Nga khi Chelsea của anh gục ngã trước Man United ở chung kết C1, là hình ảnh anh ngồi bệt trên sân nhìn Iker Casillas và Tây Ban Nha vô địch EURO 2008. Mùa giải đau thương ấy, anh đã đóng góp cho Chelsea 9 bàn thắng. Nhưng số phận một khi đã trêu ngươi ai thì quyết đeo bám người ấy đến cùng, nó không buông tha anh, không cho anh có cơ hội thay đổi số phận của chính mình. Mùa giải 2008-2009 tưởng chừng như êm ả trôi đi, để chúng tôi có thể nguôi ngoai đi nỗi đau thất bại 3 lần ở ngưỡng cửa thiên đường mùa trước. Nhưng không, dù chúng tôi vô địch chiếc cúp FA thì một lần nữa, tại đấu trường số 1 Châu âu may mắn lại ngoảnh mặt trước Chelsea, đặc biệt là với Micheal Ballack.

Nhưng có lẽ, nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất đối với “số 13 khuyểt” có lẽ không phải là những thất bại trên sân cỏ bởi điều ấy có đáng sợ bằng chính những người anh tin tưởng nhất lại bỏ rơi anh? Cái cách người đội trưởng mẫu mựa của đội tuyển Đức chia tay sự nghiệp thiđấu cho quốc gia càng khiến cho những người dõi theo những bước chân anh đắng lòng hơn bao giờ hết. Bắt đầu là năm 2010, Kenvin Prince Boateng với cú chuồi bóng ác ý đã giểt chết đi giấc mơ World Cup của anh một lần nữa. Hình ảnh Ballack trong chiếc áo xanh lăn lộn trên sân cỏ, đau đớn trong trận gặp Portsmouth ở chung kết FA Cup hay việc cùng Chelsea đăng quang tại giải đấu danh giá nhất xứ sở sương mù 2010 đãcó bao nhiêu người cảm thấy dù dành được Cup nhưng đó là sự đền bù không công bằng cho Ballack.

Sau đó, chiếc băng thủ quân đội tuyển Đức của anh rơi vào tay Phillip Lamp, vị trí ở tuyến giữa nơi mà anh từng là thủ lĩnh được chuyển qua tay Bastian Schweisteiger. Để rồi họ bỏ rơi anh và không bao giờ gọi anh quay lại đội tuyển nữa. Và một “sáng kiến” được đưa ra đề nghịanh về đá thêm một trận và đá giao hữu với đội tuyển Brazin một trận để có thể chia tay Mannschaft với cột mốc 100 trận cho đội tuyển quốc gia. Ballack cần gì cột mốc, cần gì những cái con số thống kê nhảm nhí đó, cái anh muốn là được cống hiến, được góp sức, được cùng đồng đội mang lại chiến thắng cho đất nước mình. Ballack đã gọi đó là “trò hề” và anh cũng không chấp nhân sự chia tay “hình thức xã giao” ấy. Nếu có một kết thúc khác, có thể anh nên tuyên bố chia tay đội tuyển quốc gia thay vì phải ra đi như thể bị “ép buộc”. Nếu số phận công bằng với anh hơn thì đã giúp anh sáng suốt hơn để anh có thể kết thúc.

Đón đọc phần cuối: “Trường ca Michael Ballack – Số 13 khuyết trong trái tim tôi” (vào lúc 09h00 sáng ngày 05/07/2013)

(Bạn đọc: Duy Minh)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục