Tranh chấp bản quyền truyền hình: Nhìn từ góc độ kinh tế

09:48 Thứ hai 16/01/2012

Thời gian vừa qua, tranh chấp bản quyền truyền hình giữa VPF và AVG đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Bài viết này nhìn nhận vấn đề bản quyền từ khía cạnh kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, nơi cái cũ và mới vẫn đan xen cùng tồn tại.


Có thể coi VFF như là một doanh nghiệp “nhà nước”, như lời bầu Kiên nói “bao cấp hơn cả thời bao cấp”. Trong doanh nghiệp này, người lao động là các CLB bóng đa, các nhà lãnh đạo là các nhà điều hành VFF. Theo lẽ thông thường cũng như lý thuyết kinh tế, các nhà điều hành phải tận tâm, mẫn cán, làm việc hết mình vì mục tiêu phát triển VFF, mang lại lợi ích cho các CLB bóng đá nói riêng và Toàn bộ nền bóng đá Việt Nam nói chung. Nhưng vì là doanh nghiệp “nhà nước”, các lãnh đạo VFF chịu sự chỉ đạo giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên là Tổng cục TDTT và Bộ VHTT & DL, và các cơ quan nhà nước khác. Nếu họ không làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên, chắc gì họ còn có thể giữ được “ghế” của họ. Việc VFF ký hợp đồng 20 năm với AVG có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố sau đây:

- Lợi ích cá nhân của các lãnh đạo VFF: vì lợi ích cá nhân bỏ qua lợi ích chung là sự phát triển của cả nền bóng đá Việt Nam.

- Chịu sự tác động của các cơ quan cấp trên, và các nhóm lợi ích có liên quan đến AVG…

Và lợi ích trên đây khác với lợi ích chung là sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Hãy nhìn vào giá trị bản quyền truyền hình Olympic, World Cup hay Giải ngoại hạng Anh qua các năm để hiểu rõ hơn vấn đề này. Giá trị bản quyền bóng đá Anh năm 1986 là 6,3 triệu bảng cho 2 năm, và con số này là 1 tỷ bảng mỗi năm kể từ năm 2007. Mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng bản quyền truyền hình của bóng đá Việt Nam chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh trong 20 năm nữa. Ai được hưởng lợi ích này? Chắc chắn không phải bóng đá Việt Nam mà là các nhóm lợi ích có liên quan đến AVG.

VPF là công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005. Cổ đông là VFF và các CLB bóng đá (các ông bầu đầu tư vào bóng đá). Doanh nghiệp này phải hoạt động vì mục tiêu tôi đa hóa lợi ích của cổ đông, đảm bảo các quyền của cổ đông. Nếu công ty hoạt động không phải vị lợi ích của cổ đông, các quyền của cổ đông không được bảo vệ, họ sẽ rút vốn và không đầu tư vào VPF nữa. Hãy thử hình dung, bóng đá Việt Nam không có bầu Kiên, Đức, Trường, Thắng… thì sẽ ra sao? Nếu các ông bầu tiếp tục bỏ tiền và công sức đầu tư vào bóng đá Việt Nam, họ có được hưởng lợi ích từ việc đầu tư của mình không? Câu trả lời là không được hưởng hết công sức và tiền bạc mình bỏ ra. Với một hợp đồng 20 năm với AVG, họ càng đầu tư nhiều, bóng đá Việt nam càng phát triển, thì AVG càng được lợi.

Nếu không bảo vệ nhà đầu tư, họ không nhận được cái mà đáng ra phải được nhận. Ai sẽ đầu tư vào bóng đá đây? Nếu bản quyền truyền hình 20 năm này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của bóng đá Việt Nam, nó như chiếc vòng “kim cô” kìm hãm sự phát triển.

(Bạn đọc: Đàm Thái Sơn)
 

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục