Thành tích của nhà đương kim vô địch Premier League chắc chắn là đang có vấn đề. Trận hòa không bàn thắng trước West Ham ở Upton Park khiến họ vẫn chưa thể bắt kịp 2 đội dẫn đầu M.U và Chelsea. Tệ hơn là ở Champions League, khi hy vọng đi tiếp của Man City giờ là khá mong manh với nhiệm vụ không dễ dàng phải thắng cả 3 trận còn lại trong bảng tử thần. Nhưng vấn đề với Mancini không chỉ là bảng tỉ số.
Ngay sau trận hòa West Ham, BLĐ Man City đã phải lên tiếng thay cho Mancini bác bỏ những tin đồn về một cuộc nổi loạn ngấm ngầm đang diễn ra trong phòng thay đồ. Nội tình ở Etihad như thế nào thì chỉ có HLV người Italia và các học trò của ông hiểu rõ, nhưng sự gắn kết mà những cầu thủ áo xanh thể hiện trên sân rõ ràng rất đáng lo. Bản thân Mancini thì gặp rắc rối trong việc xoay xở làm vừa lòng một đội bóng gồm toàn ngôi sao, dẫn tới không ít quyết định chiến thuật kỳ lạ của ông mùa này, càng kéo đội chủ sân Etihad chìm sâu thêm nữa.
Ngay cả khi không tính đến hai lần những cầu thủ người Anh bản địa trụ cột của đội, thủ thành Joe Hart và hậu vệ Micah Richards, vốn công khai lên tiếng đặt câu hỏi về những thử nghiệm của Mancini, thì chiến lược gia người Italia cũng đã có quá đủ các vấn đề trong phòng thay đồ. Vụ việc với Carlos Tevez, sự dung dưỡng Mario Balotelli và ít người biết hơn, cách cư xử tệ hại với Wayne Bridge, là một vài ví dụ về khả năng quản trị nhân sự có vấn đề của Mancini.
Ở Champions League, Mancini vẫn "học việc"
Nhiều người bày tỏ nghi ngờ về năng lực của chiến lược gia người Italia, và không phải là họ không có lý. May mắn đã đi theo ông suốt trong sự nghiệp huấn luyện, bắt đầu từ những ngày khởi nghiệp ở Italia, cho tới khi Mancini giúp Inter thống trị Serie A nhờ vào vụ án Calciopoli. Nhưng ở Champions League, chỉ có thất bại và thất bại.
Tương tự với Man City. Dù đã đầu tư nguồn lực gần như vô tận, các ông chủ Ả rập phải đợi 2 năm để có chức vô địch Premier League, cũng một cách đầy may mắn và sít sao ở mùa trước, nhờ 2 bàn vào những phút cuối và chỉ hơn đối thủ hiệu số bàn thắng - bại.
Nhưng Champions League, thước đo đích thực cho tài năng của một HLV, nơi mà tiền bạc không luôn đồng nghĩa với thành công, nơi các đối thủ đều nguy hiểm, đôi khi vô danh, nhưng cũng lạ lẫm và đầy bất trắc, là bài trắc nghiệm mà Mancini vẫn chưa thể vượt qua. Như một cậu học trò tối dạ và lười biếng, những bài học tại giải đấu danh giá này suốt bao năm qua không giúp gì được cho HLV người Italia.
Tại đó, vận may cũng từ bỏ Mancini khi 2 năm liên tiếp, Man City rơi vào bảng đấu khó nhất. Nhưng tất nhiên, những HLV ở đẳng cấp châu Âu thực sự như Jose Mourinho, Alex Ferguson hay Pep Guardiola sẽ không bao giờ lấy đó làm lý do biện minh cho thất bại. Mancini thì chưa thuộc đẳng cấp đó. Thật ra, ngay ở bảng đấu gọi là tử thần mùa này, xét về mặt đội hình, chỉ có Real Madrid là thực sự có ưu thế so với đội chủ sân Etihad. Nhưng trên băng ghế huấn luyện là chuyện hoàn toàn khác.
Mourinho chắc chắn là ở một đẳng cấp khác. Hai người còn lại, Jurgen Klopp và Frank de Boer, có lẽ chỉ thua đồng nghiệp người Italia về danh tiếng. Quản trị nhân sự, lòng tin ở các cầu thủ trẻ, cảm hứng, khả năng tạo ra sự đoàn kết trong tập thể và quan trọng nhất, có thể làm việc hiệu quả với nguồn lực hạn hẹp, là những phẩm chất khiến Klopp và De Boer xứng đáng được đánh giá cao hơn Mancini.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là chắc chắn Klopp hay De Boer có thể làm tốt hơn so với những gì HLV người Italia đang làm ở Etihad. Chỉ có điều, ở châu Âu còn nhiều chiến lược gia có thể giúp Man City đạt tới những giấc mơ thống trị của họ sớm hơn so với Mancini. Thực ra, không có gì bảo đảm là Mancini sẽ làm được điều đó, với những gì đội bóng áo xanh đã thể hiện suốt gần 3 năm qua.
Ngay sau trận hòa West Ham, BLĐ Man City đã phải lên tiếng thay cho Mancini bác bỏ những tin đồn về một cuộc nổi loạn ngấm ngầm đang diễn ra trong phòng thay đồ. Nội tình ở Etihad như thế nào thì chỉ có HLV người Italia và các học trò của ông hiểu rõ, nhưng sự gắn kết mà những cầu thủ áo xanh thể hiện trên sân rõ ràng rất đáng lo. Bản thân Mancini thì gặp rắc rối trong việc xoay xở làm vừa lòng một đội bóng gồm toàn ngôi sao, dẫn tới không ít quyết định chiến thuật kỳ lạ của ông mùa này, càng kéo đội chủ sân Etihad chìm sâu thêm nữa.
Ngay cả khi không tính đến hai lần những cầu thủ người Anh bản địa trụ cột của đội, thủ thành Joe Hart và hậu vệ Micah Richards, vốn công khai lên tiếng đặt câu hỏi về những thử nghiệm của Mancini, thì chiến lược gia người Italia cũng đã có quá đủ các vấn đề trong phòng thay đồ. Vụ việc với Carlos Tevez, sự dung dưỡng Mario Balotelli và ít người biết hơn, cách cư xử tệ hại với Wayne Bridge, là một vài ví dụ về khả năng quản trị nhân sự có vấn đề của Mancini.
Ở Champions League, Mancini vẫn "học việc"
Nhiều người bày tỏ nghi ngờ về năng lực của chiến lược gia người Italia, và không phải là họ không có lý. May mắn đã đi theo ông suốt trong sự nghiệp huấn luyện, bắt đầu từ những ngày khởi nghiệp ở Italia, cho tới khi Mancini giúp Inter thống trị Serie A nhờ vào vụ án Calciopoli. Nhưng ở Champions League, chỉ có thất bại và thất bại.
Tương tự với Man City. Dù đã đầu tư nguồn lực gần như vô tận, các ông chủ Ả rập phải đợi 2 năm để có chức vô địch Premier League, cũng một cách đầy may mắn và sít sao ở mùa trước, nhờ 2 bàn vào những phút cuối và chỉ hơn đối thủ hiệu số bàn thắng - bại.
Nhưng Champions League, thước đo đích thực cho tài năng của một HLV, nơi mà tiền bạc không luôn đồng nghĩa với thành công, nơi các đối thủ đều nguy hiểm, đôi khi vô danh, nhưng cũng lạ lẫm và đầy bất trắc, là bài trắc nghiệm mà Mancini vẫn chưa thể vượt qua. Như một cậu học trò tối dạ và lười biếng, những bài học tại giải đấu danh giá này suốt bao năm qua không giúp gì được cho HLV người Italia.
Tại đó, vận may cũng từ bỏ Mancini khi 2 năm liên tiếp, Man City rơi vào bảng đấu khó nhất. Nhưng tất nhiên, những HLV ở đẳng cấp châu Âu thực sự như Jose Mourinho, Alex Ferguson hay Pep Guardiola sẽ không bao giờ lấy đó làm lý do biện minh cho thất bại. Mancini thì chưa thuộc đẳng cấp đó. Thật ra, ngay ở bảng đấu gọi là tử thần mùa này, xét về mặt đội hình, chỉ có Real Madrid là thực sự có ưu thế so với đội chủ sân Etihad. Nhưng trên băng ghế huấn luyện là chuyện hoàn toàn khác.
Mourinho chắc chắn là ở một đẳng cấp khác. Hai người còn lại, Jurgen Klopp và Frank de Boer, có lẽ chỉ thua đồng nghiệp người Italia về danh tiếng. Quản trị nhân sự, lòng tin ở các cầu thủ trẻ, cảm hứng, khả năng tạo ra sự đoàn kết trong tập thể và quan trọng nhất, có thể làm việc hiệu quả với nguồn lực hạn hẹp, là những phẩm chất khiến Klopp và De Boer xứng đáng được đánh giá cao hơn Mancini.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là chắc chắn Klopp hay De Boer có thể làm tốt hơn so với những gì HLV người Italia đang làm ở Etihad. Chỉ có điều, ở châu Âu còn nhiều chiến lược gia có thể giúp Man City đạt tới những giấc mơ thống trị của họ sớm hơn so với Mancini. Thực ra, không có gì bảo đảm là Mancini sẽ làm được điều đó, với những gì đội bóng áo xanh đã thể hiện suốt gần 3 năm qua.
|
Nguồn: xevathethao.vn |
Copy Link
Trần Trọng |
00:00 30/11/-0001