Việt Nam có thể và có nên đồng tổ chức World Cup?

22:32 Thứ bảy 11/01/2020

TinTheThao.com.vnViệc được tham dự World Cup vẫn luôn là một giấc mơ mà người hâm mộ bóng đá Việt thực sự khao khát.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 2019 trên đất Thái Lan, chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới, ông Gianni Infantino, đã tặng áo bóng đá cho đại diện 10 nước thành viên, đồng thời ký vào một bản ghi nhớ, hỗ trợ các nước ASEAN giành quyền đăng cai World Cup 2034. Theo kết quả của buổi họp cấp bộ trưởng, 5 nước được ưu tiên vào nhóm tổ chức sẽ là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Nếu được FIFA phê chuẩn, đây sẽ là lần đầu trong lịch sử có 5 quốc gia đồng tổ chức World Cup. Đây rõ ràng sẽ là một sự kiện lịch sử đối với 5 ông lớn Đông Nam Á này. Trang The Star của Malaysia đã phân tích những cơ hội và thách thức mà các nước trên có thể đối mặt nếu giành quyền tổ chức World Cup.

Việt Nam có thể và có nên đồng tổ chức World Cup? - Bóng Đá

 Lãnh đạo các nước ASEAN nhận áo từ chủ tịch FIFA.

Việc tổ chức các giải đấu quốc tế không phải hoạt động xa lạ đối với cả 5 nước. Philippines, Thái Lan và Indonesia đã từng đăng cai tổ chức Asian Games. Năm 2021, Indonesia tiếp tục đóng vai trò nước chủ nhà World Cup U20. Trong khi đó, năm 2020 này, Việt Nam cùng Malaysia và Singapore sẽ trở thành một trong các địa điểm tổ chức giải đua xe Công thức 1. Dù vậy, phải nói thêm, chuẩn bị cho một kỳ World Cup sẽ phức tạp hơn các sự kiện trên rất nhiều.

Việc tổ chức các kỳ đại hội thể thao được kỳ vọng sẽ mang về những nguồn thu lớn cho nước chủ nhà, tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế Andrew Zimbalist của Đại học Smith, trên thực tế, những sự kiện này không mang đến lợi ích như mong đợi.

Ông chỉ ra rằng Brazil đã chi đến 15 tỷ USD để xây SVĐ, mạng lưới giao thông và các cơ sở thể thao để phục vụ cho World Cup 2014. Hiện tại, SVĐ đắt giá nhất, Mane Garrincha, tốn khoảng 550 triệu USD, đã trở thành bãi đỗ xe bus. Nga tốn 14 tỷ USD cho World Cup 2018, giờ đây một phần thuế của nước này được chi ra để bảo trì các SVĐ mới.

Trước đó, các nhà hoạt động xã hội ở Nam Phi cũng khẳng định việc tổ chức World Cup 2010 đã để lại nhiều hậu quả kinh tế xã hội. Nhiều người nghèo phải rời khỏi nơi định cư của mình để phục vụ cho các dự án xây dựng. Bên cạnh các vấn đề phân cấp xã hội, việc di dời, tạo ra các khu tạm cư còn trở thành gánh nặng cho ngân sách thành phố.

Việt Nam có thể và có nên đồng tổ chức World Cup? - Bóng Đá

 Xây SVĐ đáp ứng chuẩn World Cup đòi hỏi chi phí vô cùng lớn.

Dù vậy, việc tổ chức các sự kiện thể thao là cơ hội rất lớn để các nước chủ nhà quảng bá hình ảnh, các hoạt động trao đổi văn hóa, đối thoại cộng đồng được diễn ra rất mạnh mẽ trong thời gian này. Trung Quốc từng bị chỉ trích vì chi đến 40 tỷ USD để tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008, tuy nhiên theo trang The Star, lượng du khách quốc tế đến Trung Quốc đã tăng đáng kể sau sự kiện này, các công ty du lịch có kinh nghiệm tiếp đón các đoàn khách nước ngoài hơn, các cộng đồng ở địa phương cũng sẵn sàng chung tay phát triển du lịch.

Với hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi, các nước Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi ích về lâu dài sau các sự kiện thể thao lớn. Đông Nam Á vốn đã là một điểm đến quen thuộc với khách du lịch quốc tế bởi khí hậu nhiệt đới ấm áp, văn hóa, cảnh quan tự nhiên dạng. Không chỉ vậy, có thể nói người hâm mộ bóng đá của khu vực này thuộc vào nhóm cuồng nhiệt nhất thế giới. Theo số liệu từ FIFA, châu Á có 1,6 tỷ lượt theo dõi World Cup 2018, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là 3 trong 6 nước chiếm 50% con số này.

Việc đồng tổ chức World Cup cũng sẽ giúp các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn, gắn chặt cộng đồng này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải tính toán rất kỹ lưỡng các tác động về kinh tế, xã hội và khả năng tổ chức trước cơ hội đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới.

Hoài Thu | 21:34 11/01/2020
TỪ KHOÁ
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục