VFF lập cho đủ ban bệ

20:13 Thứ năm 19/01/2012

Nhân dịp VFF đang trong thời gian gấp rút tìm cho được một TTK và một HLV nội để ngồi vào những chiếc ghế đang bỏ trống, chúng ta cùng “soi” lại các ban bệ trong VFF xem nó thừa ở đâu và thiếu ở chỗ nào ?

1- Phó chủ tịch VFF, thừa mà lại thiếu.

Đó là PCT Phạm Ngọc Viễn phụ trách vấn đề chuyên môn: Mang tiếng là người có khả năng chuyên môn và am hiểu bóng đá nước nhà, nhưng mỗi khi có chuyện gì liên quan đến vấn đề chuyên môn thì ông lại bị đẩy ra ngoài không thương tiếc.

Nhưng khi có chuyện rắc rối liên quan đến vấn đề chuyên môn, ông lai được mang ra sử dụng như một cái lá chắn. Mà vụ “mổ xẻ” thất bại tại Seagame26 và buổi họp báo chia tay ông Goetz là những minh chứng hùng hồn nhất. Trong khi ông Viễn không được đi theo đội U23 lấy một ngày.

Lập ra PCT phụ trách chuyên môn, mà những việc liên quan đến chuyên môn không được mang ra sử dụng chẳng phải là thừa sao?

Phó chủ tịch Phạm Ngọc Viễn

Nhưng hiện tại ông lại kiêm nhiệm cả chức PCT VFF phụ trách chuyên môn lẫn thành viên HĐQT VPF rồi TGĐ VPF. Liệu cùng một lúc ông đảm nhận ba vị trí quan trọng như vậy, ông có đảm đương tốt được không?

Trong khi Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn là một vị trí rất quan trọng trong một bộ máy có nhiều người “ngoại đạo” như VFF. Cứ theo cách suy luận như thế, có phải vị trí PCT phụ trách chuyên môn đang bị thiếu?

Đó là PCT Nguyễn Lân Trung phụ trách mảng truyền thông: Một người chỉ quen tiếp xúc với báo chí, liệu lĩnh vực chuyên môn thế nào mà ông lại thường xuyên được xếp đi theo đội, từ tập huấn đến sang Indonesia.

Hay ông được dựng lên chỉ để làm chiếc “lá chắn” để che chở cho các vị lãnh đạo khác mỗi khi chịu sức ép từ báo đài. Đồng thời một người chỉ làm công tác truyền thông mà ngồi “tận” ghế PCT VFF đã hợp lý chưa?

Ông Nguyễn Hùng Dũng phụ trách mảng tài chính: Trong thời gian qua người ta đã nói rất nhiều đến những “nghi án” mập mờ chuyện tiền bạc của VFF, từ việc trả lương trọng tài mùa giải 2011 đến những nghi án “lót tay” khi ký bản hợp đồng bán bản quyền truyền hình.

Như vậy nói gì thì nói, ông Dũng chưa thuyết phục được tất cả mọi người trong vấn đề tài chính của VFF. Vậy mà hiện tại ông kiêm nhiệm thêm cả chức PCT HĐQT của VPF, liệu ông có hoàn thành tốt cả hai công việc ?

2- Lập cho đủ ban bệ

HĐ HLV QG : Biết bộ phận này có khả năng chuyên môn rất tốt, nhưng VFF đã sử dụng hết khả năng của họ chưa? Khi mà trong quá trình tập huấn và thì đấu tại Seagame26, VFF đã quên hẳn bộ phận này. Vậy mà lúc quyết định việc có sa thải ông Goetz hay không, VFF lại “đá ” sang cho HĐ HLV QG.

Không những thế việc chọn HLV Goetz làm HLV trưởng hoàn toàn là do những con người trong VFF làm. Bởi lẽ theo ông Nguyễn Sỹ Hiển thì ông Goetz không phải là người được đánh giá cao nhất trong số ba HLV được HĐ HLV QG chọn vào “chung kết”.

HĐ HLV góp phần khiến ông Goetz phải ra đi

HĐ trọng tài quốc gia: Đây có lẽ là bộ phận bất cập nhất của VFF, chính sự bất cập của HĐ TT QG tại các giải đấu trong nước những mùa vừa qua, mà nó đã được xóa bỏ sau mùa giải 2011, để thành lập Ban trong tài, cũng trực thuộc VFF. Liệu Ban trọng tài có phải là “bình mới rượu cũ” của HĐ TT QG hay không? Điều đó sẽ được trả lời trong vài ngày tới khi án kỷ luật cho các trọng tài tại vòng 3 Super League được đưa ra…

3- Chủ Tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ: Có cũng như không?

Trong 6 năm ông ngồi ghế chủ tịch VFF đã được mọi người mang ra phân tích ở mọi góc cạnh. Nhưng tựu trung lại những đặc điểm mà người ta nhớ nhất về ông đó là hay “đá bóng” trách nhiệm, là chốn tránh trách nhiệm, không thể hiện được bản lĩnh của một vị thủ lĩnh trong nền bóng đá nước nhà, đồng thời là một người tham quyền cố vị .

Trên đây mới chỉ là một vài bất cập về bộ máy nhân sự trong VFF, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để thấy VFF đã lập cho đủ ban bệ đến thế nào? Nhưng việc có sử dụng hiệu quả những ban bệ mà mình lập ra hay không ? thì e rằng vẫn còn là một câu chuyện chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Vậy liệu trong thời gian tới VFF có chọn cho mình được một người phù hợp với “phong cách” làm việc thừa mà lại thiếu, thiếu mà lại thừa…như VFF vẫn hay sử dụng hay không? Chúng ta cùng chờ đợi xem “diễm phúc” đó sẽ thuộc về ai…?
Phạm Văn Mạnh | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục