Thêm một chung kết C1 toàn Anh: Ác mộng đối với giới 'thượng lưu'

15:52 Thứ ba 25/05/2021

TinTheThao.com.vnPremier League chưa chắc là giải đấu chất lượng nhất châu Âu, nhưng đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ nhất từ khán giả quốc tế.

HLV Pep Guardiola không bao giờ hài lòng khi nghe những bình luận rằng thành công của Manchester City là nhờ tất cả vào số tiền gần 2 tỷ bảng Anh mà Tập đoàn Abu Dhabi United đầu tư vào câu lạc bộ trong 13 năm qua: "Đó không chỉ là vấn đề tiền bạc. Nếu bạn muốn nghĩ như vậy, thì bạn đã sai."

Ở trận chung kết Champions League cuối tuần này, Man City sẽ chạm trán đội bóng duy nhất chi nhiều tiền hơn họ ở kỳ chuyển nhượng hè năm ngoái - Chelsea, đội bóng do tỷ phú người Nga gốc Israel Roman Abramovich làm chủ. Trước đó, kịch bản chung kết toàn Anh đã suýt lặp lại ở Europa League nếu Villarreal không đánh bại Arsenal ở bán kết. Đây chính là điều mà những nền bóng đá có truyền thống ở châu Âu lo ngại: Premier League với tiềm lực tài chính lớn đang dần thống trị châu lục.

Liệu Pep Guardiola có thể bước vào ngôi đền huyền thoại? - Bóng Đá

 Pep được đầu tư mạnh tay nhờ giới chủ giàu có.

Cây viết Josh Robinson nói trên trang Goal: "Những đội như Real Madrid và Juventus nhận ra điều gì đang xảy ra. Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của họ trở thành hiện thực. Họ biết rằng các câu lạc bộ hàng đầu của Premier League có thể tạo ra nhiều tiền hơn hàng năm, đặc biệt là từ các giao dịch truyền hình, và sau đó không chỉ có lợi thế trên thị trường chuyển nhượng mà còn có thể mời các HLV hàng đầu. Hãy nhìn vào đẳng cấp của các nhà quản lý ở Premier League bây giờ: Guardiola, Jurgen Klopp, Thomas Tuchel, Carlo Ancelotti..."

"Serie A không thể mang lại thu nhập từ tiền TV như Premier League và La Liga cũng vậy, đó là lý do tại sao Juve, Madrid và Barcelona rất quan tâm đến Super League."

Inter Milan đã vô địch Serie A vào đầu tháng này nhưng các chủ sở hữu Trung Quốc của họ đang buộc phải cắt giảm chi phí, trong khi Juve có thể sẽ phải chia tay Cristiano Ronaldo mùa hè này để giảm tải mức lương khổng lồ 27 triệu bảng mỗi năm. Real Madrid đã không chi một xu nào trong hai kỳ chuyển nhượng vừa qua, nhưng khó khăn nhất vẫn là Barcelona, đội đang mắc nợ hơn 1 tỷ euro.

Dự án European Super League tạm phải nằm im, các nhà quý tộc cũ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề tài chính tầm thường của mình. Trong khi đó các đội bóng Anh vẫn ra sân ở giải đấu thu hút nhất thế giới. Có tới 12 câu lạc bộ Anh lọt vào top 30 đội giàu nhất thế giới. Sheffield United đã tạo ra nhiều doanh thu hơn trong mùa giải 2019/2020 so với đội vô địch C1 7 lần là AC Milan.

Chấm điểm Juve trận thua thảm: Thất vọng Ronaldo! - Bóng Đá

 Đội bóng giàu truyền thống Milan nhiều năm không được dự C1.

Phóng viên người Tây Ban Nha Andy West phân tích: "Trong thập kỷ qua, kể từ khi Man City và Paris Saint-Germain được Abu Dhabi và Qatar tiếp quản, những cái tên như Barca và Real đã cố gắng cạnh tranh với họ trên thị trường chuyển nhượng. Nhưng khi cố gắng đuổi kịp, họ đã rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi Chelsea, Man City và PSG vào chung kết Champions League, Barca, Real và Juve biết rằng sẽ rất khó khăn để họ có thể ngăn cản những câu lạc bộ siêu giàu này giành vé vào bán kết trong nhiều năm tới."

Vì vậy, trừ khi có sự tác động bền vững và thống nhất từ người hâm mộ, các liên đoàn và chính phủ trên khắp châu Âu để thực hiện những thay đổi, tài chính sẽ vẫn là yếu tố quyết định trong bóng đá. Guardiola và những người khác có thể muốn tin rằng bóng đá không chỉ có tiền. Nhưng thực tế thì đúng là như vậy.

Pep nói về việc Man City vi phạm luật Công bằng tài chính:

 
Thanh Vũ | 14:54 25/05/2021
TỪ KHOÁ
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục