Stephen Curry đã vượt qua chấn thương cổ chân ác tính như thế nào?

20:22 Thứ hai 25/02/2019

TinTheThao.com.vnSự thành công của Stephen Curry từng được Golden State Warriors đặt dấu hỏi lớn và Milwaukee Bucks thậm chí đã chối bỏ cơ hội để có được anh vào năm 2012.

Không chứng minh được bản thân, không được đánh giá cao và dễ bị chấn thương, Stephen Curry đã khiến Golden State Warriors phải quyết định xem có đáng để hy sinh vì mình hay không. Và năm 2012, Milwaukee Bucks đã để mắt tới một số cầu thủ trẻ của Golden State Warriors, bao gồm Stephen Curry.

1

 Nhiều đội bóng đã bỏ qua cơ hội có được Stephen Curry vì không đánh giá cao cầu thủ này.

Đối mặt với quyết định lớn, đội chủ sân STAPLES Center phải chọn hy sinh một trong 2 hậu vệ tài năng là Monta Ellis hoặc Stephen Curry. Nhà đương kim vô địch NBA từng phải đau đầu chọn giữ lại một người để xây dựng thành cầu thủ ngôi sao cho tương lai.

Theo Marc Lasry, một trong những chủ sở hữu của Milwaukee Bucks, kể lại rằng Golden State Warriors từng sẵn sàng đổi Stephen Curry để lấy trung phong Andre Bogut. "Thỏa thuận là thế. Nhưng đội ngũ y tế của Bucks đã không tin rằng Stephen Curry có thể phát triển tài năng với chấn thương cổ chân ác tính. Điều đó đã giết chết thỏa thuận", Chủ sở hữu Marc Lasry bày tỏ sự tiếc nuối.

Thông tin về thương vụ này đã được nhắc lại nhiều lần cho tới tận ngày hôm nay và thật khó để trách Milwaukee Bucks vì bỏ lỡ cơ hội có được một trong những tay ném vĩ đại nhất lịch sử. Sau khi được chọn ở kỳ NBA Draft 2009, Stephen Curry đã bị bong gân cổ chân nhiều lần trong mùa giải 2010-11 và buộc lòng phải tiến hành phẫu thuật. Sau đó cầu thủ 30 tuổi tiếp tục dính chấn thương cổ chân vào năm 2012 và tiếp tục phải phẫu thuật lần 2. Ngôi sao NBA tương lai chỉ chơi vỏn vẹn 26 trận trong mùa giải 2011-12.

Stephen Curry ở thời điểm đó được đánh giá rất có tiềm năng và sẽ sớm trở thành một tay ném hàng đầu giải đấu, nhưng nhiều người lo ngại rằng chấn thương cổ chân ác tính sẽ hủy hoại sự nghiệp của chàng hậu vệ nhỏ bé. Nhưng cuối cùng Golden State Warriors đã trao đổi Monta Ellis để nhận về Andre Bogut và đặt niềm tin tuyệt đối vào Stephen Curry. Mặc dù canh bạc tất tay của Golden State Warriors đã được đền đáp xứng đáng, nhưng rủi ro vẫn vô cùng lớn. Đối với nhiều người, mẫu hậu vệ nhỏ con với cổ chân mẫn cảm với các chấn thương sẽ không bao giờ trở thành một ngôi sao lớn ở một đội bóng.

Nhưng quá trình phục hồi chấn thương và thay đổi thói quen kiểm soát cơ thể đã lý giải vì sao Stephen Curry lại giành tới 2 danh hiệu MVP mùa giải và giúp Golden State Warriors vô địch NBA 3 lần trong 4 năm.

2

 Stephen Curry đã vượt qua những chấn thương nặng để trở thành một trong những cầu thủ hàng đầu NBA ở thời điểm hiện tại.

Cuối mùa giải 2011-12, Stephen Curry đã trải qua ca phẫu thuật lần 2 để chữa trị chấn thương cổ chân phải. Bác sĩ Richard Ferkel, người đã điều trị cho Stephen Curry khi đó, kể lại rằng kết quả MRI (chụp cộng hưởng từ) cho thấy mắt cá chân lành lặn, không có tổn thương về xương. Cuộc phẫu thuật này chỉ đơn thuần là dọn dẹp các mảnh xương và loại bỏ các mô tổn hại bên trong.

Stephen Curry nói đó là kết quả khả quan nhất và là tin tức tốt nhất có thể cho Golden State Warriors. Stephen Curry mất từ 3 đến 4 tháng để hồi phục chấn thương, nhưng phải dành vài tháng dài đăng đẳng để chữa trị dứt điểm.

"Tôi cảm thấy như mình không làm gì khác ngoài việc phục hồi trong 2 năm. Tôi cảm thấy như mình không bao giờ có thể chơi bóng được nữa", Stephen Curry chia sẻ về giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp.

Loại chấn thương mà Stephen Curry không phải là loại hiếm gặp. Chấn thương cổ chân xảy ra thường xuyên khi các cầu thủ chạy cắt hoặc thay đổi hướng đột ngột, chiếm khoảng 15% tất cả các chấn thương tại NBA và nhiều hơn gấp đôi so với bất kỳ chấn thương nào khác. Việc chấn thương cổ chân thường xuyên cũng khiến cầu thủ mắc phải dễ bị tái phát hơn và có khả năng dẫn đến những chấn thương dài hạn cũng như nghiêm trọng.

3

 Stephen Curry đã gặp phải ít nhất 17 chấn thương lớn nhỏ liên quan đến cổ chân trong suốt cả sự nghiệp.

Keke Lyles, người trở thành giám đốc thể thao của Golden State Warriors vào năm 2013, đã có một giải pháp cho Stephen Curry. Các cầu thủ thường đặt quá nhiều áp lực và trọng lượng lên mắt cá chân. Và đó cũng là nguyên nhân chính khiến Stephen Curry thường xuyên mắc phải chấn thương cổ chân.

Keke Lyles đã yêu cầu Stephen Curry làm quen với phương pháp tập trung áp lực cơ thể vào phần hông thay vì ở chân. "Sự đổi hướng là nhiệm vụ của cổ chân, nhưng sức mạnh đến từ hông. Tôi muốn dạy Stephen Curry đặt áp lực vào hông để giảm áp lực cho cổ chân", Keke Lyles tiết lộ.

Với sự giúp đỡ của Keke Lyles, Stephen Curry đã áp dụng triệt để phương pháp này và giảm thiểu chấn thương rất nhiều. Phần lớn các bài tập ở phần thân dưới của Stephen Curry thường trên một chân, nhằm tập trung tải áp lực đều cả cơ thể.

Kết quả là Stephen Curry đã trở nên khỏe mạnh hơn so với trước đây. Khi mới tham gia giải đấu, Stephen Curry chỉ có thể nâng 90 kg tạ. Nhưng sau những buổi tập chặm chỉ, Stephen Curry đã nâng được gần 200 kg tạ. Klay Thompson đã xác nhận điều đó với giới truyền thông. Trong thời điểm đó chỉ có trung phong Festus Ezeli có thể nâng tạ nặng hơn Stephen Curry.

4

 Stephen Curry giờ đây đã có thể thực hiện những cú úp rổ đẹp mắt trong trận đấu.

Thành quả khổ luyện của Stephen Curry đã được đền đáp. Trong nhiều mùa giải sau đó, chấn thương cổ chân của Stephen Curry chỉ xuất hiện đúng 1 lần. Stephen Curry thường xuyên chơi xấp xỉ 80 trận trong mỗi mùa giải tiếp theo.

Thỉnh thoảng Stephen curry vẫn bị chấn thương cổ chân nhẹ, nhưng thường bình phục rất nhanh chóng. Không những vậy, Stephen Curry giờ đây tự hào là một trong nhưng cầu thủ có phản xạ nhanh nhất giải, khả năng chuyển động linh hoạt và thay đổi hướng di chuyển nhanh chóng.

Trong mùa giải 2015-16, Stephen Curry là một trong 5 hậu vệ dứt điểm cận rổ nhiều nhất. Trong số 20 hậu vệ hàng đầu năm đó, Stephen Curry có tỷ lệ dứt điểm cận cổ cao nhất với 65,0%.

Điều này chỉ ra là Stephen Curry là mẫu cầu thủ không ngại tấn công rổ, thậm chí có thể ghi điểm trước những cầu thủ cao to. Stephen Curry không sợ lên rổ trước nhiều cầu thủ phòng ngự. Cầu thủ 30 tuổi hoàn toàn tự tin vào cơ thể cường tráng và kỹ thuật dứt điểm của bản thân như video dưới đây:

Trong pha bóng này, Stephen Curry đã vượt qua cả 3 cầu thủ phòng ngự để lên rổ ghi điểm. Sự khôn ngoan và tinh quái đã giúp Stephen Curry ghi điểm trong những tình huống khó nhất.

Sự tự tin trong việc đột phá trước một rừng cầu thủ phòng ngự cao to trong mọi trận đấu bắt nguồn từ việc Stephen Curry hiểu cơ thể mình. Việc chăm chỉ tập luyện mỗi ngày của Stephen Curry đã được đền đáp xứng đáng.

Ngoài việc tấn công rổ, Stephen Curry có thể thay đổi hướng di chuyển trong nháy mắt, như đã thể hiện trong pha bóng này:

Stephen Curry có bóng khi Golden State Warriors đang chạy bài. Và mặt dù trước mặt là Rudy Gobert, nhưng Stephen Curry đã vượt qua dễ dàng để ghi điểm khi bỏ lại cả Gordon Hayward ở sau lưng.

Những pha bóng như vậy là điều thường xuyên xuất hiện ở Stephen Curry. Sau ít nhất 17 lần chấn thương cổ chân trong sự nghiệp, Stephen Curry đang là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất NBA trong việc di chuyển không bóng, dứt điểm ở nhiều vị trí khác nhau và tấn công cận rổ.

Các cầu thủ có thể bị bong gân cổ chân ở bất cứ thời điểm nào. Một số cầu thủ thậm chí đã quá quen với việc chấn thương cổ chân. Họ càng ngày không còn là chính mình sau những chấn thương nặng. Những cầu thủ đó thường càng ngày càng cẩn thận và không còn là chính mình.

Stephen Curry thì lại khác.

Hậu vệ 30 tuổi đã đập tan mọi luận điểm cho rằng mẫu cầu thủ mẫn cảm với chấn thương sẽ không bao giờ vươn tầm trở thành ngôi sao. Vì những chấn thương nặng và sự giúp đỡ từ giám đốc thể thao Keke Lyles, Stephen Curry đã học cách kiểm soát cơ thể tốt hơn. 

Nếu bạn muốn tìm ra một tấm gương vượt qua chấn thương để thành công trong sự nghiệp quần đùi áo số, thì Stephen Curry người đó.

Kym Kym - Theo bongro24h.vn | 20:22 25/02/2019
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục