Lịch sử Euro: Khi vua phá lưới vô duyên với chức vô địch

07:33 Thứ bảy 26/05/2012

Các kỳ Euro đã từng chứng kiến sự bùng nổ của các chân sút để đem về danh hiệu vô địch cho đất nước mình, Platini hay Van Basten là những điển hình, tuy nhiên những kỳ Euro gần đây lại cho thấy sự vô duyên với chức vô địch của các vua phá lưới.

Mối quan hệ tương hổ giữa nhà vô địch và vua phá lưới luôn rất mật thiết đơn giản bởi vì một đội muốn đăng quang đều cần có một cầu thủ biết cách giải quyết các trận đấu. Nếu muốn trở thành nhà vô địch thì phải sở hữu vua phá lưới không phải là mệnh đề lúc nào cũng xảy ra tuy nhiên điều kiện này lặp đi lặp lại một cách có hệ thống xuyên suốt lịch sử của bất cứ giải đấu nào.

Sự bùng nổ của vua phá lưới Marco van Basten đã giúp Hà Lan đăng quang tại Euro 88

Tại Euro 2008, sát thủ David Villa đã làm sống lại mối quan hệ mật thiết này bằng màn trình diễn chói sáng của mình đã làm sống lại truyền thống thâu tóm cả danh hiệu vua phá lưới của các nhà vô địch tưởng chừng đã rơi vào quên lãng. Thậm chí trong 3 kỳ Euro trước đó lại chứng minh một điều ngược lại rằng nếu muốn đăng quang thì tốt nhất không nên sở hữu chân sút vua phá lưới của giải.

Trước đó, trong quãng thời gian 20 năm chứng kiến 6 kỳ Euro liên tiếp từ năm 1972 đến 1992 thì điều kiện muốn đăng quang thì phải sở hữu vua phá lưới gần như đúng tuyệt đối. Bằng chứng là những vòng chung kết Euro đó chỉ một lần duy nhất tại Euro 1976 chứng kiến vua phá lưới Dieter Muller không thể đăng quang cùng Tây Đức.

Tuy nhiên kể từ sau hai huyền thoại Michel Platini và Marco van Basten thi đấu bùng nổ để đăng quang đồng thời đoạt danh hiệu vua phá lưới một cách thuyết phục thì phải đến David Villa năm 2008 mới tái lập được kỳ tích đó. Platini là vua phá lưới xuất sắc nhất lịch sử Euro với 9 bàn thắng còn Van Basten đoạt danh hiệu này với 5 bàn, trong đó có cú volley để đời ở trận chung kết.

Trước David Villa thì nhà vô địch châu Âu năm 1992 cùng đội tuyển Đan Mạch là Henrik Larsen cũng đoạt danh hiệu phá lưới, tuy nhiên chân sút của “những chú lính chì” vào thời điểm đó phải chia sẻ danh hiệu với 3 cầu thủ khác. Kể từ đó lần lượt Alan Shearer năm 1996, Patrick Kluivert (Hà Lan) và Savo Milošević (Nam Tư) năm 2000, Milan Baroš (CH Séc) năm 2004 đoạt danh hiệu này nhưng không thể giúp đội tuyển của mình đăng quang.

Những kỳ Euro gần đây các vua phá lưới không thực sự có duyên với chức vô địch

Không những vậy, nếu nhìn vào danh sách những chân sút suất sắc nhất lịch sử các kỳ Euro thì chỉ có Michel Platini và Thierry Henry, những chân sút huyền thoại của đội tuyển Pháp là đã từng đăng quang. Điều đó thực sự cho thấy cái dớp vô duyên của những vua phá lưới với danh hiệu cao quý nhất ở cấp độ đội tuyển quốc gia của bóng đá châu Âu, nhất là trong những kỳ Euro gần đây.

Vua phá lưới qua các kỳ Euro:
1960: 2 (bàn) François Heutte (Pháp), Viktor Ponedelnik (Liên Xô), Valentin Ivanov (Liên Xô), Drazen Jerković (Nam Tư)
1964: 2 Jesús Pereda (Tây Ban Nha), Ferenc Bene (Hungary), Deszö Novák (Hungary)
1968: 2 Dragan Džajić (Nam Tư)
1972: 4 Gerd Müller (Tây Đức)
1976: 4 Dieter Müller (Tây Đức)
1980: 3 Klaus Allofs (Tây Đức)
1984: 9 Michel Platini (Pháp)
1988: 5 Marco van Basten (Hà Lan)
1992: 3 Henrik Larsen (Đan Mạch), Karlheinz Riedle (Đức), Dennis Bergkamp (Hà Lan), Tomas Brolin (Thụy Điển)
1996: 5 Alan Shearer (Anh)
2000: 5 Patrick Kluivert (Hà Lans), Savo Milošević (Nam Tư)
2004: 5 Milan Baroš (CH Séc)
2008: 4 David Villa (Tây Ban Nha)

Những chân sút xuất sắc nhất lịch sử các kỳ Euro:
9 (bàn): Michel Platini (Pháp)
7: Alan Shearer (Anh)
6: Patrick Kluivert (Hà Lan)
6: Milan Baros (CH Séc)
6: Thierry Henry (Pháp)
6: Nuno Gomes (Bồ Đào Nha)
6: Ruud van Nistelrooy (Hà Lan)
5: Savo Milošević (Nam Tư)

Ngọc Trung | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục