Lịch sử các kỳ SEA Games: SEA Games 23 (2005)

17:42 Thứ tư 20/05/2015

(TinTheThao.com.vn) - Được tổ chức tại Philippines từ 27 tháng 11 đến 5 tháng 12, 2005. Đây là lần thứ ba Philippines đăng cai SEA Games, hai lần trước là vào các năm 1991 và 1981.

Lễ khai mạc đầy màu sắc diễn ra tại quảng trường Quirino Grandstand ở thủ đô Manila. Đại hội có 43 môn thi đấu với 5.336 VĐV (3.213 nam, 2.159 nữ).

Biểu trưng của Đại hội lấy từ các loại mặt nạ hóa trang truyền thống của các nước Đông Nam Á. Nó thể hiện sự phong phú của các sắc thái văn hóa và tinh thần cởi mở và hiếu khách của người Filipin. Biểu tượng lấy cảm hứng từ Lễ hội Maskara tổ chức hằng năm tại Bacolod, một trong những địa điểm thi đấu của SEA Games lần này.

SEA Games 23 được tổ chức tại Philippines từ ngày 27/11 đến 5/12/2005. Ảnh: Internet.

Linh vật của SEA Games lần này là loài đại bàng Filipin Gilas. Loài này là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới với đặc trưng là một chùm lông lớn trên đầu. Đại bàng sẽ tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Nó sẽ thể hiện tinh thần chiến thắng của tất cả các vận động viên tham gia. Gilas lấy tên từ các từ Maliksi, Malakas, Matalino, Angat, Matalas nghĩa là "năng động", "mạnh mẽ", "thông minh", "cao cả" và "sắc sảo" trong tiếng Filipino.

Lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games lễ khai mạc đã được phá lệ diễn ra ở quảng trường chứ không phải trong sân vận động như truyền thống. Bà Gloria Arroyo, Tổng thống Philippines, sẽ tuyên bố khai mạc và chào mừng hơn 7.000 vận động viên và quan chức thể thao các nước tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 23.

Một điều đặc biệt là thủ lĩnh mặt trận Hồi giáo Moro, một trong những nhóm phiến quân tại Philippines, ông Hadji Murad, cùng các đại diện khác nhóm Hồi giáo ly khai khác, đã nhận lời tham dự buổi lễ này để thể hiện "thiện chí" hòa bình với chính phủ.

Sau lễ khai mạc, một màn pháo hoa rực rỡ đã thắp sáng bầu trời Manila.

Ở môn bóng đá, Đội tuyển U23 Việt Nam lúc bấy giờ vốn được xem là “thế hệ vàng 2” đã trải qua vòng loại bảng đầy thuyết phục khi thắng Singapore 2-1, Lào 8-2, Myanmar 1-0 và chỉ thua Indonesia 0-1 ở trận mang tính thủ tục. Với vị trí nhất bảng B, Việt Nam thắng Malaysia 2-1 ở trận tranh bán kết. Trong trận chung kết, lần thứ 8 đội Việt Nam gặp Thái Lan từ năm 1995 và một lần nữa về nhì sau người Thái khi thua 0-3. Ở trận tranh HCĐ, Malaysia thắng Indonesia 1-0.

Ở giải lần này, Việt Nam gây tai tiếng với vụ bán độ của các cầu thủ: Quốc Vượng, Văn Quyến, Hải Lâm, Bật Hiếu, Văn Trương, Phước Vĩnh, Quốc Anh trong trận thắng Myanmar 1-0 ở vòng bảng.

* Bảng thành tích của các nước tham gia:

1. Philippines 113HCV-84HCB-94HCĐ
2. Thái Lan 87-78-118
3. Việt Nam 71-68-89
4. Malaysia 61-50-64
5. Indonesia 49-79-89
6. Singapore 42-32-55
7. Myanmar 17-34-48
8. Lào 3-4-12
9. Brunei 1-2-2
10. Campuchia 0-3-9
11. Đông Timor 0-0-3

Hà Bạch (Tổng hợp) | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục