Khi Tây Ban Nha cũng bế tắc với tiki-taka

12:23 Thứ hai 25/03/2013

Barcelona đã trải qua một giai đoạn khó khăn cùng với lối chơi tiki-taka quen thuộc thì giờ đây đến lượt Tây Ban Nha cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi đối mặt với tình thế rất khó khăn trong cuộc đua giành vé chính thức đến Brazil vào mùa hè 2014.

Trận hòa nhục nhã với tỉ số 1-1 trước Phần Lan cuối tuần qua ngay trên sân nhà đang đẩy các nhà ĐKVĐ thế giới và châu Âu rơi vào tình cảnh rất khó khăn tại bảng I vòng loại World Cup 2014 khu vực châu Âu. Chỉ có được 1 điểm, đội tuyển Tây Ban Nha đã bị đối thủ chính là đội tuyển Pháp soán mất ngôi đầu bảng. Hơn thế nữa, trước mắt thầy trò Vicente Del Bosque chính là chuyến hành quân đến đấy nước hình lục lăng, một trận đấu mà Tây Ban Nha không được phép thua.

Tây Ban Nha đang chật vật với tiki-taka

Nếu so sánh về thực lực thì Pháp chắc chắn không phải là đối thủ của các nhà ĐKVĐ thế giới và châu Âu vào thời điểm hiện tại song người Pháp không phải không có lý do để tin vào một chiến thắng. Thứ nhất là Les Bleus đang có được phong độ rất tốt, báo hiệu cho một sự hồi sinh, thứ hai là lợi thế về mặt sân nhà cũng như tâm lý vì đang là đội dẫn đầu bảng và thứ ba, quan trọng nhất chính là đội tuyển Tây Ban Nha đang có dấu hiệu đi vào vết xe đổ đã từng khiến Barcelona điêu đứng cách đây không lâu.

Trong chuỗi 3 trận thua liên tiếp trước Real Madrid và AC Milan hồi cuối tháng 2 và đầu tháng 3, “gã khổng lồ xứ Catalonia” đã vấp phải vấn đề nan giải về khả năng kiến tạo cơ hội cũng như dứt điểm bất chấp sở hữu trong đội hình những cầu thủ tấn công ăn ý và đáng sợ bậc nhất thế giới. Barcelona cầm rất nhiều bóng (thậm chí có thời điểm lên tới hơn 70%), nhưng tiki-taka trở nên vô hại một cách khó hiểu, những tình huống bật nhả vẫn diễn ra đều đặn nhưng ở rất xa khung thành đối phương và hàm lượng đột biến trong từng pha phối hợp đó rất hạn hữu.

Những cơ hội rõ rệt mà Barca tạo ra trong 3 thất bại này chỉ trên đầu ngón tay, họ cầm nhiều bóng nhưng không phải là những người làm chủ thế trận và hàng phòng ngự tạo nên cảm giác rất mong manh, có thể bị xuyên thủng bất cứ lúc nào kể cả khi Barca đang kiểm soát bóng. Chính vì lẽ đó mà giới truyền thông cũng như những chuyên gia bóng đá đã mường tượng ra sự sụp đổ của một đế chế đã thống trị bóng đá thế giới bằng tiki-taka. Rất may cho người Catalonia là viễn cảnh khủng khiếp ấy chưa thề xảy ra, ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại.

Trong quãng thời gian sa sút của Barcelona đó, chính HLV Vicente Del Bosque cũng đã lên tiếng rằng ông cảm thấy lo ngại rằng sự sụp đổ của Barcelona có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến Tây Ban Nha bởi vì hai đội bóng này cùng thống trị thế giới bằng chung một nền tả cả về lối chơi lẫn con người. Barcelona đã không sụp đổ nhưng sự lo ngại của Del Bosque hoàn toàn có cơ sở mà trận đấu với Phần Lan chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà ĐKVĐ thế giới và châu Âu.

Del Bosque và các học trò đang đứng trước chuyến hành quân bão táp đến nước Pháp

Những con số thống kê cho thấy Tây Ban Nha kiểm soát bóng tới 78%, thực hiện tới 70 pha tấn công vào vòng cấm địa đối phương, được hưởng 17 quả phạt góc và tung ra 30 cú dứt điểm, một sự áp đảo gần như tuyệt đối. Đáng tiếc La Roja vượt trội ở mọi con số trừ con số quan trọng nhất là tỷ số trận đấu khi bị Phần Lan cầm chân với tỉ số 1-1. Khác với Barca, Tây Ban Nha vẫn tạo ra được nhiều cơ hội và những cú dứt điểm hơn.

Tuy nhiên nên nhớ rằng Phần Lan thi đấu bằng lối chơi cực đoan phòng ngự số đông, còn khi chạm trán với những đối bóng mạnh, có hệ thống phòng ngự khoa học và nhiều hậu vệ xuất sắc thì các nhà ĐKVĐ có rảnh chân để sút nhiều đến như vậy hay cũng bế tắc như Barca? Điều đáng lo ngại nữa là Tây Ban Nha dứt điểm rất nhiều nhưng hiệu quả của những pha dứt điểm ấy là rất thấp. 30 cú sút của La Roja thì chỉ có 4 đi trúng khung thành, 12 không vượt qua được bức tường phòng ngự trước mặt thủ môn và 14 thì đi thiếu chính xác.

Người Tây Ban Nha tung ra 30 pha dứt điểm chỉ để có được duy nhất 1 bàn thắng trong khi Phần Lan chỉ tung ra 5 cú dứt điểm cũng có 1 bàn thắng, chênh lệch về sự hiệu quả là quá lớn. Chỉ riêng Sergio Ramos, một trung vệ cũng tung ra tới 5 cú dứt điểm (1 trong số đó thành bàn), bằng với số dứt điểm của cả đội Phần Lan cộng lại. Hơn nữa, trong số 14 cầu thủ được Del Bosque tung vào sân thì chỉ có Arbeloa và thủ thành Valdes là không tung ra cú dứt điểm nào.

Điều đó chứng tỏ sự thiếu hụt đi một cầu thủ chuyên trách về khâu dứt điểm, hay đúng hơn là một sát thủ bất chấp sự hiện diện của tiền đạo số một trong lịch sử La Roja David Villa hay Nedrego. Đây không phải là lần đầu tiên mà Tây Ban Nha kiểm soát bóng vượt trội nhưng lại thiếu hiệu quả trong khâu dứt điểm. Trong trận đấu với Georgia, Tây Ban Nha kiểm soát bóng tới 80% nhưng chỉ có chiến thắng tối thiểu hay trận giao hữu với Puerto Rico, các nhà ĐKVĐ cũng kiểm soát bóng tới 79% nhưng chỉ giành thắng lợi với tỉ số 2-1.

Ngọc Trung | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục