Khi Djokovic và Murray biến khái niệm "Big 4" thành "Big 2"

11:11 Thứ sáu 15/07/2016

(TinTheThao.com.vn) - Với việc thay nhau thống trị các giải đấu lớn kể từ đầu năm 2016 đến nay, Novak Djokovic đang tạo nên cuộc đua song mã trong làng banh nỉ.

10 năm qua giới mộ điệu đã quen với khái niệm "Big 4". Kể từ khi Roger Federer lên ngôi để thống lĩnh quần hùng hồi năm 2003, anh đã tạo ra kỷ nguyên “trận tự đơn cực Federer”.

Sau đó “Trật tự đơn cực” đã bị phá vỡ khi Rafael Nadal xuất hiện, từng bước biến thời kỳ đáng nhớ đó thành “trận tự song sực Federer – Nadal”.

Dù vậy, khi Novak Djokovic bắt đầu định hình danh phận kể từ năm 2008, Andy Murray (ảnh) cũng từng bước trưởng thành, ATP World Tour đã chuyển sang kỷ nguyên “nhóm bộ tứ quyền lực” với Federer, Nadal, Djokovic và Murray khuynh đảo mọi giải đấu lớn nhỏ.

Murray đang cho thấy sự trưởng thành đáng kể. Ảnh: Internet.

Mới đây Mats Wilander – huyền thoại quần vợt nổi danh người Thụy Điển từng giành 7 danh hiệu Grand Slam đưa ra quan điểm phản ánh khá rõ ràng tình hình hiện nay của nhóm bộ tứ. Theo ông, giờ đây, làng quần vợt nam thế giới chỉ còn có “tốp 2”, bao gồm tay vợt người Serbia và tay vợt người Scotland.

Với quan điểm này, khác gì Wilander tuyên bố rằng Federer và Nadal đã chính thức “chấm dứt sứ mệnh lịch sử”. Mà phong độ và tình trạng thể lực hiện tại của 2 huyền thoại này thì cũng không cần phải nói thêm. Nhưng liệu có chắc Murray – người mới 3 lần đăng quang Grand Slam, trong đó 2 lần lên ngôi trên sân nhà và vẫn chưa hề vô địch Australian Open hay Roland Garros – xứng đáng là “đối trọng” Djokovic, là cái cực còn lại của “trận tự lưỡng cực Djokovic – Murray” hay không?

Theo Wilader, là có. “Tôi sẽ nói mà không có một chút do dự nào, rằng Murray là tay vợt hay nhất mọi thời đại nhưng chưa bao giờ vươn lên ngôi số 1 thế giới, rằng chưa bao giờ cậu ấy tiệm cận với tay vợt giỏi nhất thế giới nhiều như bây giờ. Tôi sẽ không nói về thứ hạng trên bảng điểm, bởi vì khoảng cách điểm số vẫn là rất lớn, mà ở đây, tôi đang muốn nói đến chính là cái đẳng cấp thi đấu giữa 2 bên”.

Nhìn vào thực tế người ta thấy Murray đã bắt đầu “thông thoáng” về mặt tư tưởng sau khi thắng danh hiệu Wimbledon thứ 2. Sau khi chia tay “đại sư phụ” Ivan Lendl, anh luôn quay cuồng trong cái suy nghĩ làm thế nào để tiếp tục khẳng định bản thân ở những đấu trường lớn.

Chính sự mất tập trung đó đã khiến Murray chơi không tốt ở nhiều giải đấu mà lý ra anh nên có thành tích tốt hơn. Với Murray, Grand Slam giống như là một thứ gì đó ám ảnh, vì anh rất không muốn chỉ hoàn tất mùa giải với vỏn vẹn 2 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp. Anh “xếp cùng mâm” với Federer, Nadal, và cả Djokovic, nghĩa là, anh phải có ít nhất từ 3 danh hiệu Grand Slam trở trên.

Ngôi vô địch Wimbledon 2016 đã giúp Murray cởi bỏ áp lực và sự mất tập trung đó. Giờ đây, khi đã “thông thoáng” về mặt tư tưởng, khi “đại sư phụ” Lendl cũng hứa sẽ gắn kết lâu dài, đây là lúc Murray bắt đầu hướng tầm mắt đến những mục tiêu xa hơn, như thể săn đuổi ngôi số 1 thế giới của Djokovic, hay ít nhất thách thức tay vợt người Serbia, để bảo vệ cho quan điểm “trật tự lưỡng cực Djokovic – Murray” mà Wilander mào đầu.

Nam Anh | 11:11 15/07/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục