Hoàng Nam, Ánh Viên, Công Vinh & câu chuyện tiếng Anh của VĐV Việt Nam

10:32 Thứ năm 16/07/2015

Thể thao Việt Nam cần những màn giao tiếp đầy bản lĩnh và tự tin như cái cách Ánh Viên, Lý Hoàng Nam hay đàn anh Công Vinh từng trả lời truyền thông thế giới.

Tại cuộc thi Vietnam’s Next Top Model năm ngoái, trong phần thi thử thách trên đất Thái Lan, một thí sinh Việt Nam do không thể giao tiếp với những nhà thiết kế Thái Lan bằng tiếng Anh, đã bị từ chối thẳng thừng, không có cả cơ hội được trình diễn khả năng catwalk.

Nguyễn Oanh từng bị loại trong phần thử thách trên đất Thái Lan ở Vietnam Next Top Model 2014 vì không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Ảnh: Internet.

Trong làng bóng đá Anh vẫn lưu truyền câu chuyện về anh chàng Anderson, dù nhiều năm thi đấu tại Man United, vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Anderson từng bị hậu vệ Wes Brown bóc mẽ về khả năng giao tiếp tồi tệ và thậm chí còn bị gọi là “cầu thủ kém thông minh nhất” mà Brown từng cộng tác.

Trái ngược hoàn toàn với Anderson, HLV Jose Mourinho từng gây sốc khi chỉ mất đúng ba tuần trên đất Italia, đã có thể nói trôi chảy tiếng Ý trong buổi lễ ra mắt Inter Milan.

Giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ phổ thông của thế giới, hay chí ít là thứ ngôn ngữ được nhiều người hiểu nhất trong một bối cảnh cụ thể nào đó, không còn đơn thuần là thứ hành trang mà một VĐV thể thao có thể trang bị hoặc không.

Clip Ánh Viên trả lời truyền thông thế giới tại SEA Games 28:

Trong thời đại thế giới đang xích lại gần nhau, tạo điều kiện để những nền thể thao còn nhiều hạn chế như Việt Nam vươn ra tầm cỡ thế giới, thì tiếng Anh nên được coi là một kỹ năng được rèn luyện đều đặn như một bài tập thể lực mỗi ngày.

Tại Sea Games 28 vừa qua, tiểu tiên cá Ánh Viên không chỉ để lại ấn tượng sâu đậm trong mắt nước chủ nhà Singapore về năng lực vượt trội, mà còn tạo được dấu ấn chuyên nghiệp khi trả lời phỏng vấn đầy tự tin bằng tiếng Anh.

Gần đây nhất, tại giải trẻ Wimbledon, Lý Hoàng Nam tiếp tục chứng minh, một VĐV thể thao ngoài năng lực giỏi, thì để chứng minh họ đã sẵn sàng vươn ra tầm thế giới, tiếng Anh là yếu tố bắt buộc.

Clip Hoàng Nam trả lời phỏng vấn FOX Sports với phong cách vô cùng chuyên nghiệp:

Có lẽ nhiều người vẫn đang nghĩ rằng: Tại một đất nước sử dụng tiếng Anh như nước Anh, tại một giải đấu quy tụ nhiều VĐV nói tiếng Anh như Wimbledon, việc một VĐV nước ngoài nói tiếng Anh là chuyện quá đỗi bình thường và thực tế chẳng ai để ý hay coi trọng. Vậy thì nhầm hoàn toàn.

Thử tìm kiếm trên internet về những bài trả lời phỏng vấn của Rafael Nadal, các bạn sẽ thấy thế giới luôn lấy chuyện ông Vua đất nện không thể nói tiếng Anh một cách trôi trảy ra làm trò đùa cợt, mỉa mai. Và nếu chuyện không nói được tiếng Anh dễ dàng được chấp nhận, đã chẳng có chuyện Wes Brown nói Anderson là “đồng đội kém thông minh nhất” đơn giản vì anh ta “có vẻ không biết nói nhiều tiếng Anh”.

Công Vinh từng gây ấn tượng khi tự tin trả lời phóng viên Mỹ với vốn tiếng Anh tự học.  Ảnh: Internet.

Clip Công Vinh trả lời phỏng vấn về HLV Calisto khi thi đấu tại CLB Leixoes:

Chúng ta có lẽ nghe không dưới một lần chuyện chân sút Lê Công Vinh tự tìm tòi tài liệu để tăng vốn tiếng Anh. Chúng ta không dưới một lần trầm trồ thán phục khi các cầu thủ trẻ Hoàng Anh Gia Lai cư xử trên sân cỏ đầy mẫu mực nhờ việc được học văn hóa song hành với bóng đá.

Họ là những con người tiên phong trong sự phát triển và hòa nhập của thể thao Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới.

Thái Học | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục