Góc kỹ thuật: Hướng dẫn cách phòng thủ cơ bản

18:28 Thứ ba 12/02/2019

TinTheThao.com.vnPhòng thủ có thể không phải là phần quyến rũ nhất của bóng rổ, nhưng xét về mọi mặt thì nó cũng quan trọng như tấn công vậy. Một trong những điều bí quyết của việc phòng thủ tốt là việc cầu thủ phải nhanh nhẹn và tinh ý để có thể trở thành một người phòng thủ hiệu quả.

1. Defensive close out

Defensive close out

 

Khi đối phương của bạn nhận được bóng từ một đường chuyền, bạn cần phải áp sát đối phương càng nhanh càng tốt, nhằm làm giảm nhịp độ tấn công của đối phương. Để có một tư thế phòng thủ chắc chắn, bạn cần hạ thấp trọng tâm xuống, ở những bước cuối cùng cần phải dậm chân thật nhanh, nó sẽ giúp bạn đánh lạc hướng đồng thời hạn chế đối phương qua người (khi đó mình đã ở thế chủ động)

2. Defensive stance (tư thế phòng thủ)

on-ball-defense

 

Ở tư thế này thì trong tâm của bạn sẽ dồn lên mũi bàn chân (chỗ chai chân), đầu gối khụy xuống, lưng thẳng, đầu ngẩng lên, dang rộng 2 cánh tay và bàn tay ra 2 bên một cách mạnh mẽ. Bạn phải tạo áp lực lên đối thủ bằng cách nhìn thẳng vào đối thủ, để không bị đánh lừa bởi động tác giả, bạn hãy tập trung quan sát vào phần eo (vì đó là nơi cố định nhất). Nhớ nhé, dù trong tình huống nào, ở tư thế này thì đối phuơng cũng khó mà thoát khỏi tầm kiểm soát của bạn.

3. Defensive slide (di chuyển ngang khi phòng thủ)

kobedefense

 

Cũng giống như tư thế phòng thủ ở trên, nhưng bạn cần di chuyển ngang bằng cách sử dụng những bước ngắn và nhanh. Chú ý khi phải di chuyển chéo chân như thế, không được chẹp 2 chân cùng lúc vì như thế sẽ làm bạn mất đi nhịp độ.

Khi đối phương có thể thoát qua hàng phòng thủ của bạn, đừng cố gắng dùng tay cướp bóng vì rất dễ bị phạm lỗi, thay vào đó hãy cố gắng đeo bám đối thủ, đến khi đã đối diện thì trở lại tư thế phòng thủ ban đầu. Và cứ tiếp tục như thế.

Nên nhớ, phòng thủ tốt không có nghĩa là phải cố gắng steal bóng đối phương thật tốt. Buộc dc đối phương không thể áp sát vòng cấm địa mới thực sự là một chuyên gia phòng thủ.

4. Sử dụng tay và chân

Một khi bạn đã vào vị trí, thì bạn thường phòng thủ với tay và bàn chân của bạn. Khi cầu thủ tấn công đang dằn bóng, hãy giữ một tay thấp trên quả bóng và tay còn lại cao lên để chặn một ném bóng hay một đường chuyền. Khi cầu thủ tấn công ngừng dằn bóng lại, bạn nên nâng cả hai tay lên. Điều này cũng áp dụng được khi bạn kèm một cầu thủ tấn công không có bóng (hai tay để lên cao để chặn cầu thủ bạn kèm nhận đường chuyền).

Chú ý thắt lưng của cầu thủ tấn công ở phía trước của bạn, đặc biệt nếu cầu thủ đó có bóng. Tại sao? Thắt lưng thì không di chuyển. Mắt, đầu, vai và cánh tay tất cả đều có thể di chuyển trước khi cầu thủ quyết định chọn một hướng. Nhưng, thắt lưng vẫn giữ nguyên tại chỗ cho đến khi cầu thủ di chuyển. Nếu bạn quan sát các bộ phận khác của cơ thể, bạn sẽ dễ dàng bị đánh lừa vị trí. Các cầu thủ tấn công có thể làm mọi động tác lừa, nhưng cầu thủ đó không thể di chuyển bất cứ chỗ nào trừ khi toàn bộ cơ thể di chuyển. Vì vậy, giữ cho đôi mắt của bạn ở phần giữa của đối phương.

Di chuyển cùng với các cầu thủ tấn công bằng cách trượt sang các bên mà không làm chéo chân bạn. Hai chân của bạn vẫn nên giữ chiều rộng bằng vai và trọng lượng cơ thể của bạn nên được dồn lên phần ức bàn. Không để hai chân của bạn chạm vào nhau trong khi đang trượt sang các bên.

Cố gắng nhận thức mọi thứ đang diễn ra xung quanh bạn. Nếu cầu thủ bạn đang kèm không có bóng, thì hãy lùi trở lại một vài bước và giữ mắt quan sát các hành động còn lại.

Luôn luôn đứng ở giữa cầu thủ bạn kèm và rổ. Ngoài ra, hãy nghiên cứu về cầu thủ mà bạn đang kèm. Anh ta hoặc cô ta có phải lúc nào cũng thích đi bóng theo một hướng duy nhất hay không? cầu thủ tấn công đó thích sử dụng tay nào? Những cầu thủ trẻ hầu như luôn thích dằn bóng bằng một tay so với tay còn lại. Cố gắng để buộc cầu thủ đó đi theo hướng ngược lại, hoặc sử dụng tay yếu hơn.

Bảo Bảo (Sưu tầm) - Theo Bongro24h.vn | 18:28 12/02/2019
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục