Đằng sau những tấm huy chương Olympics của Trung Quốc

17:14 Thứ năm 04/08/2016

Shichahai là một trong số hàng ngàn ngôi trường thể thao nội trú tại Trung Quốc đào tạo các trẻ em từ 6 tuổi trở lên làm nòng cốt cho kỳ Olympics 2020 và xa hơn nữa.

Nhiếp ảnh gia Susan Brownell của tờ TechInsider vừa có cơ hội đặt chân đến Shichahai- trường thể thao nội trú tại Thượng Hải, Trung Quốc. Khi vừa bước vào ngôi trường, cô đã bị choáng ngợp bởi ở đây rất ít tiếng nói cười của trẻ em, thay vào đó là không khí khẩn trương và nghiêm túc của những vận động viên nhí.
Với nguồn tài trợ khá lớn từ chính phủ, trẻ em 6 tuổi có năng khiếu về các môn thể thao như taekwando, bóng bàn, thể dục, cầu lông... đều có thể theo học tại ngôi trường này.
Hầu hết những đứa trẻ ở đây đều xuất thân từ những gia đình nông dân hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Nếu giành huy chương trong tương lai, các em sẽ giúp gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hoặc chí ít, những đứa trẻ này cũng đang có một sống một cuộc sống no đủ ở Shichahai.
Với tiêu chí "không thành tài thì cũng thành nhân", các học viên trẻ tuổi cũng được đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa. Tuy nhiên, Susan Brownell thừa nhận, chất lượng giáo dục ở đây không thực sự tốt.
Bởi ưu tiên hàng đầu của Shichahai đương nhiên là tập luyện để trở thành nhà vô địch Olympics.
Học viên tại trường cũng được phân thành nhiều loại: Tiềm năng quốc tế, tiềm năng quốc gia, cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Chỉ những trẻ em xếp loại một trở lên mới được theo học nội trú tại Shichahai. Trước kia, chính phủ cũng giành một phần tài trợ cho những học viên cấp 2 và cấp 3 . Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn trợ cấp này đã bị cắt để tập trung cho những tài năng cấp độ cao hơn.
Theo số liệu thống kê năm 2013, trong số 51.000 vận động viên lọt vào đội tuyển quốc gia hoặc cấp tỉnh, chỉ có 11.000 người thuộc cấp độ một hoặc cao hơn. Đây chính là nòng cốt của thể thao Trung Quốc tại các kỳ Olympics.
Cũng trong năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư khoảng 600 triệu USD vào công tác đào tạo trẻ.
"Kinh tế Trung Quốc phát triển tạo điều kiện cho nền thể thao nước nhà đi lên", HLV thể dục dụng cụ Zhao Genbo chia sẻ với tờ CBS. "Cả huấn luyện viên và vận động viên đều phải trải qua đau đớn thì mới có hy vọng chạm đến vinh quang"
Tại Shichahai, trẻ em sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng của mình.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Susan Brownell cho biết, cuộc sống của những đứa trẻ này quá đơn điệu và nhàm chán. Chúng chỉ biết đến ăn, học và luyện tập.
"Những đứa trẻ ở đây có nghĩa vụ phải đến lớp. Phần lớn trong số chúng phải cố gắng tập luyện với hy vọng giúp gia đình sớm thoát khỏi cảnh đói nghèo", Susan chia sẻ.
Thỉnh thoảng, một cuộc thi đấu giữa Shichahai và các trường lân cận sẽ được tổ chức để giúp các học viên trau dồi khả năng và hướng đến mục tiêu cao nhất là tấm huy chương vàng Olympics.
Nước mắt trong quá trình luyện tập là điều thường xuyên xảy ra tại ngôi trường thể thao này.
Có rất ít trẻ em ở đây có cơ hội trở thành nhà vô địch Thế vận hội. Chúng sẽ bị đào thải ngay khi không còn khả năng thi đấu. Có thể gọi Shichahai là một "nhà máy sản xuất huy chương" của Trung Quốc.
Cho đến nay, hệ thống đã đem lại những hiệu quả khá tích cực. Tại Thế vận hội London, Trung Quốc đã mang về 87 huy chương, đứng sau quốc gia xếp thứ nhất là Mỹ 17 tấm huy chương.
Dũng Sĩ | 16:04 04/08/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục