“Cơn lốc màu da cam” liệu có phá được cái dớp vô duyên ở VCK EURO 2012?

14:01 Thứ ba 29/05/2012

Sau một vòng loại thi đấu đầy thuyết phục, tuyển Hà Lan với dàn cầu thủ đang ở độ chín của sự nghiệp đến với EURO 2012 lần này với tư cách ứng cử viên vô địch trước những đối thủ sừng sỏ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp và cả tuyển Anh… Nhưng liệu HLV Van Marwijk và các học trò có thể phá được cái dớp luôn vô duyên ở VCK EURO 2012 hay không?

Nhắc tới Hà Lan người hâm mộ không thể quên hình ảnh cơn lốc màu da cam hủy diệt tại EURO 1988 trên đất Đức với những hảo thủ như Gullit, Van Basten, Frank Rijkaard, Koeman, họ đã chơi thứ bóng đá hủy diệt, tấn công ào ạt làm say đắm lòng người y như một cơn lốc. Họ lần lượt vượt qua chủ nhà Đức ở bán kết và đánh bại Liên Xô trong trận chung kết. Hà Lan bước lên ngai vàng ở EURO 1988 bằng sự khâm phục tuyệt đối của nhiều đối thủ. Nhưng cũng chính kể từ đó đến nay Hà Lan y như gặp phải một cái dớp, nói đúng hơn đó chính là lời nguyền rủa của số phận, họ luôn gục ngã trước các VCK EURO mặc dù cơn lốc da cam vẫn chơi theo cái triết lý bóng đá tôn thờ như ngày nào. Tại EURO 1992 trên đất Thụy Điển, Hà Lan dừng ở bán kết trước Đan Mạch; EURO 1996 trên dất Anh là ở tứ kết trước Pháp; EURO 2000 trên sân nhà thua ở bán kết trước Ý; EURO 2004 trên đất Bồ Đào Nha thua Bồ Đào Nha ở bán kết; và EURO 2008 trên đất Thụy Sĩ và Áo bị loại ở tứ kết trước Nga.

Hà Lan vẫn vô duyên ở các giải đấu lớn kể từ EURO 1988. Ảnh: Internet

Suy cho cùng bóng đá thời hiện đại, tấn công tổng lực lấy cái triết lý tấn công bù thủ dường như không còn chổ để tôn vinh cho cái bóng đá đẹp mắt mà chúng ta phải kết hợp hoàn hảo giữa phòng ngự và tấn công thông qua tốc độ chuyển đổi giữa công và thủ, cũng như chất lượng kỹ thuật của mỗi cầu thủ, hay nói đúng hơn đó là lối đá thực dụng biến đổi. Ngay cả tuyển vàng xanh (Brazil) thời nay cũng chuyển sang lối đá ấy cơ mà. Nhìn “Cơn lốc màu da cam” thất bại cay đắng trước những chú lính chì “Đan Mạch” tại bán kết EURO 1992, trong khi Đan Mạch chỉ là đội thế vai tuyển Nam Tư, đội bóng không thể góp mặt vì những khủng hoảng chính trị và xung đột vũ trang đang diễn ra ở bán đảo Balkan. Đau lòng nhất là ngay trên sân nhà EURO 2000 họ cũng thất bại trước lối chơi phòng ngự kiểu “bê tông” tại bán kết trước tuyển Ý và chứng kiến Hy Lạp siêu phòng ngự lại lên ngôi vương tại EURO 2004. Tờ báo Telegraaf của Hà Lan phải thốt lên: “Chúng ta đá đẹp để làm gì khi không có vinh quang!”.

Nhìn một cách khách quan hơn, bóng đá Hà Lan đã có những thay đổi về triết lý bóng đá để tìm kiếm những thành công, điển hình nhất là năm 2008 khi tuyển Hà lan chia tay HLV Van Basten và bổ nhiệm HLV Van Marwijk đó chính là sự thay đổi mang tính cách mạng của bóng đá Hà Lan. Hành động đầu tiên của Marwijk khi lên nắm ĐT Hà Lan là gọi lại tiền vệ bị thất sủng Van Bommel và trao cho anh băng đội trưởng, năm ấy anh đã 31 tuổi. Thông qua Van Bommel ông muốn nhấn mạnh Hà Lan cần một thủ lĩnh thực dụng ấy.

Cuối cùng Van Marwijk đã đúng, tuyển Hà Lan chơi 1 thứ bóng đá thực dụng đến lạnh lùng khi họ vượt qua tuyển Brazil với tỉ số (2-1) và Uruguay (3-2) để tiến đến trận chung kết World Cup 2010 tại Nam Phi với đối thủ Tây Ban Nha và chỉ chịu dừng bước trước đối thủ Tây Ban Nha trong hiệp phụ khi Iniesta tung cú sút hạ gục thủ thành Stekelenburg bên tuyển Hà Lan. Bò tót bước lên đỉnh thế giới lần đầu tiên trong lịch sử, nếu như nói Tây ban Nha quá hay cũng đúng gì họ tận dụng triệt để lợi thế hơn người khi Heitinga bị truất quyền thi đấu. Nhưng chính xác thì phải nói “Cơn lốc màu da cam” quá đen đủi, họ có quá nhiều cơ hội trước đối thủ nhưng không tận dụng được. Đặc biệt là tình huống hỏng ăn của Robben ở phút 62 khi Sneijder chuyền căng ngang như đặt chỉ còn thủ môn Casillas trước khung gỗ nhưng anh lại sút bóng ra ngoài, một lần nữa “cơn lốc màu da cam” của chúng ta lại lỡ hẹn.

Trước thềm VL EURO 2012 tuyển Hà Lan vẫn tin dùng HLV Van Marwijk trên ghế chỉ đạo, trong khi đó Van Bommel vẫn là đội trưởng, trên hàng công vẫn Van Persie, Sneijder, Robben như ngày nào, thì chắn chắn lối đá trên vẫn không thay đổi. Trong lối đá ấy Hà Lan không cứng nhắc trong lối chơi, họ sẵn sàng chơi tưng bừng nếu gặp những đối thủ yếu hơn mình và với đối thủ mang tầm cỡ như Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh họ lại chơi theo kiểu phòng thủ chặt phản công nhanh, kiểm soát chặt khu trung tuyến với sự chắc chắn của Van Bommel và Nigel de Jong. Minh chứng rõ nét nhất là tại vòng loại, Hà Lan đã thắng tưng bừng cả 9 trận đấu trước khi "nhường" Thụy Điển trong trận đấu chỉ mang tính thủ tục.

Vậy ở kỳ VCK EURO 2012, Hà Lan rơi vào bảng B tử thần với sự có mặt Đức, Bồ Đào Nha, Đan Mạch. Cơn lốc màu da cam sẽ đối xử các đối thủ này như thế nào, khi Đức, Bồ Đào Nha được đánh giá cao và thiên về lối đá tấn công và Đan Mạch “Những chú lính chì” ngày càng tiến bộ trông thấy khi họ từng thắng Bồ Đào Nha, Thụy Điển và cầm hòa Đức.

Liệu “Cơn lốc màu da cam” Hà Lan có phá được cái dớp vô duyên trong kỳ EURO 2012 lần này trên đất nước Ba Lan và Ukraina hay không, chúng ta hãy chờ xem.

(Bạn đọc: Leemin)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục