Chảy máu nhưng không nghiêm trọng, tại sao VĐV bóng rổ vẫn bị cấm?

09:00 Thứ tư 06/12/2017

TinTheThao.com.vnCho đến nay, vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu rõ quy định khi một VĐV bóng rổ dính chấn thương và có vết thương hở.

Rất nhiều khán giả mới làm quen với môn bóng rổ thường có chung thắc mắc là tại sao một VĐV dính chấn thương với vết thương hở lại phải dừng thi đấu ngay lập tức. Trong trường hợp này VĐV đó phải được điều trị ngay tại chỗ cho đến khi vết thương không còn chảy máu, rồi mới có thể trở lại sàn thi đấu để tiếp tục. Vậy lý do xuất phát từ đâu?

kevin_ware-rotator

 Nếu có vết thương hở chảy máu, VĐV sẽ phải dừng lại để sơ cứu trước khi thi đấu tiếp. Ảnh: Internet.

Nguồn cơn bắt đầu từ đây. Vào năm 1991, VĐV Magic Johnson công bố anh đã bị nhiễm HIV, nhưng những người hâm mộ vẫn nhiệt tình bỏ phiếu áp đảo bầu cho anh vẫn được quyền ra sân.

Tuy nhiên rõ ràng là khi một người bị nhiễm HIV bước lên sàn đấu thì sẽ tạo nên hiệu ứng không tốt với các cầu thủ khác. Vì vậy, NBA đã đặc biệt quy định rằng, chỉ cần người chơi bóng rổ bị chảy máu đều cần phải ra khỏi trận đấu để kiểm tra và điều trị cho đến khi dừng chảy máu mới có thể được trở lại trên sân, điều này đảm bảo an toàn cho những người khác.

Thực tế có rất nhiều các cầu thủ NBA đã xuất hiện ở khu đèn đỏ, nơi thường tập trung những cô gái hành nghề mại dâm. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm AIDS của các cầu thủ này sẽ nhiều hơn rất nhiều, thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với người bình thường nói chung. Do đó quyết định của Liên minh cũng là vì lợi ích nói chung của tất cả các cầu thủ. 

Nam Anh - TinTheThao.com.vn - TTVN | 09:00 06/12/2017
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục