Cao thủ Việt duy nhất khiến các đấu sĩ Thái Lan run sợ

11:55 Thứ bảy 25/07/2015

Ở Việt Nam có một võ sĩ sở hữu lối đánh điềm tĩnh nhưng cực kỳ mạnh mẽ và khốc liệt, trở thành biểu tượng “độc cô cầu bại”, từng khiến nhiều đối thủ sừng sỏ của Thái Lan phải run sợ.

Triết lý võ học và bản lĩnh “độc cô cầu bại”

“Tôi thi đấu bằng niềm đam mê để thay đổi cuộc sống,” Duy Nhất chia sẻ triết lý khi theo đuổi nghiệp võ.

Vốn xuất thân từ một gia đình 4 đời theo nghiệp võ nên Duy Nhất có nền tảng cực kỳ vững chắc.

Bắt đầu từ ông cố là cố võ sư Tấn Hoành (tên thật Nguyễn Trần Tiếp) - người đã sáng lập môn phái Tấn Gia Quyền từng rất nổi tiếng.

Nhất cũng chính là con của cặp đôi võ sĩ vang danh một thời - Nguyễn Trần Diệu và Minh Ánh Ngọc, những người từng giành ngôi vô địch quốc gia trên võ đài tự do.

Từ năm lên 6, cậu bé Duy Nhất đã được cha mẹ truyền dạy những kỹ năng võ thuật đầu tiên. Như được tiếp lửa từ người cha, Duy Nhất ngày càng dấn thân vào nghiệp võ bằng tất cả niềm đam mê.

Năm 14 tuổi, Nhất bắt đầu xuất hiện trên các võ đài và giành nhiều thắng lợi. Nhưng đó là quãng thời gian Nhất chủ yếu thi đấu để thử sức và rèn luyện sức khỏe chứ không hề nghĩ tới việc sẽ trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.

Duy Nhất đang là võ sĩ Muay Thái lợi hại nhất Việt Nam.

Năm 2007, Nhất rời quê Lâm Đồng để vào TP.HCM học tại trường Đại học TDTT và đây là bước ngoặt để chàng võ sĩ đến với môn võ mới – Muay Thái.

Chủ tịch Liên đoàn Muay châu Á - Santiphap Intaraphartn (người Thái Lan) từng nhận định: “Duy Nhất chiến đấu kiên cường, phong độ ổn định, tốc độ ra đòn nhanh và tiếp thu kỹ thuật tốt. Anh ta có thể gây ra nỗi sợ hãi cho nhiều đối thủ.”

Một năm sau, nghe tin thành phố tuyển lực lượng VĐV cho đội tuyển Muay, mặc dù chưa làm quen với môn võ này nhưng Nhất vẫn mạnh dạn ứng thí.

Và kết quả, anh là một trong 5 người được tuyển chọn.

Như một “cơ duyên”, Nhất leo từ những nấc thang đầu tiên để gặt hái rất nhiều thành công và danh hiệu, để rồi trở thành “độc cô cầu bại”.

Anh đi theo con đường Muay Thái thay vì võ cổ truyền bởi môn võ này không chỉ được thi đấu trong nước mà có thể vươn ra tầm châu lục hoặc thế giới.

Kĩ thuật dùng đòn rờ-ve của Duy Nhất:

Bị gãy tay vẫn đánh bại đối thủ để vô địch

Năm 2009, lần đầu tiên Nhất bước lên võ đài Muay sau một năm luyện tập.

Anh gây dấu ấn ở Đại hội Võ thuật châu Á tại Thái Lan khi chỉ chịu thua điểm trước nhà ĐKVĐ của giải ở trận chung kết, giành chiếc HCB đầu tiên trong sự nghiệp.

Ngay sau đó Nhất giành HCV trong giải đấu tiền Đại hội thể thao trong nhà và Võ thuật châu Á (Asian Indoor Games 2009-AIG3).

Đây là trường hợp độc nhất của làng võ Việt Nam khi võ sĩ đoạt HCV một giải đấu quốc tế mà trước đó chưa hề dự bất kỳ giải đấu cấp quốc gia nào.

Như được tiếp thêm sức mạnh, Nhất chính thức chinh phục AIG 3 bằng tấm HCV nhờ lối đánh tấn công rất mạnh mẽ.

Khi được phóng viên hỏi về biệt danh “độc cô cầu bại” như mọi người thường gọi, Duy Nhất mỉm cười và trả lời rất khiêm tốn rằng anh không dám nhận mình là người “vô đối” như vậy bởi theo anh đơn giản là “ngoài vùng trời này còn có vùng trời khác”.

Nhất cũng tiết lộ anh thường xem các cao thủ Muay Thái trên thế giới thi đấu để học hỏi như Buakaw, Saenchai, Kem Sitsongpeenong hay cả diễn viên Tony Jaa…

Kể từ đó, Duy Nhất đã trở thành “nỗi ám ảnh” đối với các VĐV Thái Lan cùng thi đấu ở hạng cân 57 kg.

Anh xuất sắc sở hữu bảng thành tích 3 lần vô địch thế giới và 3 đai vô địch giải Muay bán chuyên thế giới cùng HCV giải vô địch Muay châu Á, cùng với rất nhiều danh hiệu vô địch khác.

Trong số những chiến thắng vang dội, đáng nhớ nhất đối với chàng “cao thủ” chính là một trận chung kết hồi cuối năm 2012 với một võ sĩ rất mạnh của Thái Lan, trong khuôn khổ giải Muay hữu nghị Việt – Thái.

Trong lần cố gắng ra đòn “rờ ve” sở trường thì cánh tay của Duy Nhất đã đập vào trán đối thủ và dội ngược trở lại.

Cú đập ngoài ý muốn với lực rất lớn đã khiến cánh tay của Nhất có hậu hiệu bị gãy và rất đau đớn. Tuy nhiên Nhất hiểu rằng tinh thần chiến đấu của một võ sĩ không có chỗ cho sự lùi bước.

Nhất chủ động đánh duy trì đến hết trận bằng cách ép chặt cánh tay đau vào người, sử dụng 2 chân và tay còn lại, vừa đánh vừa di chuyển tránh đòn cho đến khi hết trận.

Kết quả là Nhất bảo vệ thành chiếc đai vô địch bán chuyên nhờ hơn điểm số.

Duy Nhất có rất nhiều chiến thắng trước các đối thủ sừng sỏ.

Sau trận đấu đó, Nhất nghỉ để điều trị cánh tay suốt 8 tháng và không thể tham dự bất kỳ một giải đấu nào.

Sau chấn thương nặng này, nhiều người đã hoài nghi cho rằng Duy Nhất rất khó lấy lại phong độ đỉnh cao, thậm chí là lụi tàn.

Nhưng với Nhất, đó lại là động lực để anh trở lại đầy mạnh mẽ và giành nhiều chức vô địch sau đó ở hạng cân 57-60kg.

Kĩ thuật bắt chân và phản đòn của Duy Nhất

Phong cách chiến đấu

Lối đánh của Duy Nhất được kết hợp giữa tinh hoa võ cổ truyền giàu kỹ thuật, nhanh vào Muay Thái vốn đơn giản nhưng mạnh mẽ, chắc chắn, hiệu quả.

Ở Nhất có sự kế thừa những miếng gia truyền từ Tấn Gia Quyền, vốn thực chiến lại uyển chuyển đẹp mắt.

Sự chắc chắn về tấn pháp, quyền pháp (đòn tay), cước pháp (đòn chân) khi được luyện võ từ bé khiến Nhất có thể kết hợp với các kỹ thuật Muay Thái để tạo nên lối đánh đa dạng.

So với các võ sĩ Muay Thái khác (đặc biệt là các võ sĩ nước ngoài) thì trong phong cách chiến đấu của Duy Nhất có một đòn sở trường anh hay dùng đó là đòn đấm rờ-ve.

Nguyễn Trần Duy Nhất được coi là nạn nhân tiêu biểu của hiện tượng tiêu cực ở đấu trường SEA Games.

Ở kỳ đại hội năm 2013 tại Myanmar, Nhất bị thổi ép trắng trợn tại bán kết nên thua tức tưởi đối thủ dưới cơ người Lào mặc dù đã thi đấu áp đảo và đánh cho đối thủ này chỉ biết chạy quanh sàn để né đòn.

Nguyên nhân là do tổ trọng tài Thái Lan không muốn Duy Nhất vào chung kết, để giúp đồng hương của họ - Ronnakit Bontree - giành chức vô địch hạng đối kháng 57kg nam.

Quá bức xúc trước quyết định của trọng tài, Duy Nhất đã khoác tấm Quốc kỳ trên vai và bật khóc ngay tại sàn đấu.

Đây là một đòn đánh hết sức quen thuộc trong nhiều bộ môn võ thuật gắn bó với người Việt Nam như võ cổ truyền, Vovinam,… và trở nên nổi tiếng kể từ các trận võ đài tự do từ thời Pháp thuộc.

Xét về kỹ thuật, đây là đòn thế được thực hiện bởi động tác quay người và sử dụng lực li tâm để tạo nên sức mạnh của cú đấm.

Ngoài ra, động tác quay người còn khiến đối thủ dễ bị bất ngờ, khó phán đoán. Một cú rờ ve hoàn hảo có thể tạo ra lực cực mạnh và rất dễ khiến đối thủ bị hạ knock-out.

Trong phong cách thi đấu của Nhất, ngoài sự mạnh mẽ, ý chí thép, phong độ ổn định, thì kỹ thuật dùng chân, phản đòn của Duy Nhất ngày càng được hoàn thiện.

Hầu hết các trận đấu, anh thường thể hiện lối đánh công thủ toàn diện, sẵn sàng tung ra những cú đánh rất uy lực nhưng luôn thủ một cách vững chãi.

Duy Nhất cũng là một võ sĩ rất lì đòn và có khả năng “bắt” các đòn đá của đối phương hiệu quả.

Trong nhiều trận đấu anh thường có những cú bắt chân đối phương sau đó dùng chiêu “quét trụ” khiến cho đối thủ phải nằm sàn.

Ngoài ra một điều dễ nhận thấy đó là nền tảng thể lực rất sung mãn và dẻo dai mỗi khi Duy Nhất bước lên sàn đấu.

Để có được phong độ đỉnh cao, Duy Nhất phải trải qua quá trình tập luyện rất khắc nghiệt. Anh từng cho biết mỗi ngày phải khổ luyện 2-3 buổi với tổng thời lượng khoảng tám giờ/ngày.

Phóng sự về Duy Nhất:

Nhất từng tiết lộ những ngày đầu mới chuyển sang Muay, anh phải chịu đựng sự đau đớn để làm chai lì cơ thể và xương cốt.

Do Việt Nam không có những HLV Muay trình độ cao nên anh còn phải tự tìm tòi trên mạng và học cật lực trong những chuyến tập huấn tại Thái Lan.

Do trong môn Muay các võ sĩ được dùng cùi chỏ, gối để hạ gục đối thủ nên những ngày đầu Nhất thường lãnh đòn rất nặng vì không quen.

Để cải thiện, anh đã tự đánh vào ống quyển rồi bôi thuốc cho chai hoặc nhờ võ sĩ khác đấm đá vào cơ thể mình để luyện khả năng chịu đòn.

Lê Sơn | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục