Các nhãn hiệu Mỹ giành thế mạnh trên "sân nhà"

08:17 Thứ sáu 06/01/2012

Cả 3 gã khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ đều đạt được thị phần tăng trưởng lớn so với năm trước tại chính quê hương của mình.

Dường như lịch sử lại đang xoay vòng hoặc thời đại của các hãng xe Mỹ đã đến như giai đoạn trong quá khứ. Những năm của thập niên 90, các hãng ô tô của Mỹ "oai phong" thống trị thị trường ô tô của mình nhưng sau đó nhanh chóng bị các "kẻ thù" đến từ Châu Á chiếm ngôi. Điều đó khiến cho nhiều nhãn hiệu Mỹ bị lép vế ngây trên sân nhà.

Năm 2011, lần đầu tiên kể từ năm 1988 cả Chrysler, Ford và General Motors đón nhận tin vui khi thị phần của mình tăng mạnh tại chính thị trường trong nước ngay cả khi số xe nhập khẩu từ các nước đạt doanh số khủng. Cả ba nhãn hiệu ô tô tại Michigan chiếm khoảng 47,1% thị phần của thị trường Mỹ nói chung, tăng từ 45,2% so với năm ngoái.

Dẫn đầu trong số đó là "gã khổng lồ" GM với việc cung cấp 2,5 triệu xe ô tô trong năm 2011, giúp hãng chiếm được 19,6% trong toàn bộ thị trường Mỹ. Theo sau là Ford với 2,1 triệu xe được giao hàng với 16,8% thị phần. Yếu kém hơn một chút là Chrysler với 1,4 triệu xe được bán ra chiếm 10,7% thị phần của thị trường.

Sự cố thị trường

Doanh số bán hàng năm 2011 của Ford và General không cao hơn những năm trước, khi mà thời điểm GM vẫn còn sở hữu dưới tay mình 8 nhãn hiệu và Ford vẫn sở hữu 4 nhãn hiệu. Trong năm 2010, GM đã quyết định kết liễu Hummer, Pontiac và Saturn và Saab. Trong khi đó, Ford bán VMercury.

Tuy chỉ còn 4 nhãn hiệu nhưng với hiệu suất bán hàng tốc độ, cả 4 nhẫn hiệu này đã mang về doanh số ấn tượng giúp GM bù đắp đáng kể phần doanh số bị mất đi do Hummer, Pontiac và Saturn và Saab để lại. Chevrolet đã tích cực tăng 14% doanh số bán hàng của Cruze và Equinox, Cadillac tuy mất DTS và STS nhưng vẫn tăng 4% doanh số bán hàng của SRX, với sức phát triển mạnh mẽ, mẫu xe SUV đa dụng GMC đã gặt hái tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 19%. Ngoài ra còn có sự góp mặt của Buick với việc tăng 14%.

Tại Ford, nhãn hiệu cùng tên tăng 17% doanh số và phần lớn ở hạng xe tải, Suv và xe cỡ nhỏ Fiesta. Doanh số bán hàng của Lincoln gần như không tăng gì. Đồng thời, hãng xe nước Mỹ còn mất đi 100.000 xe do sự sụp đổ của Mercury.

Trong khi đó, Chrysler được xem là thương hiệu thành công nhất năm 2011. Trừ xe bán tải Ram thì 3 thương hiệu còn lại của Chrysler đều cho ra mắt phiên bản mới nhất của mình cho năm 2011. Điều đó góp phần tích cực vào sự tăng trưởng doanh số của Chrysler với việc tăng 44% của Jeep. Trong năm đầu tiên trở lại Mỹ của mình, Fiat đã giao khiêm tốn 20.000 xe.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng

Chắc chắn, cả 3 nhà sản xuất ô tô tại Michigan đều được hưởng lợi từ sự ra mắt các mẫu xe mới và hướng đầu tư mới của mình. Tuy nhiên, không thể không kể tới việc 3 đại gia nước Mỹ được hưởng lợi từ những trục trặc của đối thủ.

Trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 làm tê liệt hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất Nhật Bản mà đặc biệt là Toyota. Điều này đã khiến cho hàng lưu kho của Toyota và Honda trở nên vô cùng khan hiếm. Chắn chắn không có lý do gì các hãng xe Mỹ lại được không hưởng lợi từ điều này.

Ngoài ra, trận lụt lịch sử tại Thái Lan cũng đã tác động không hề nhỏ đế với Honda và Toyota. Kết quả là thị phần của Toyota giảm xuống chỉ còn 12.9% từ mức 15,2 của năm ngoái, trong khi Honda trượt xuống 9% từ 10,6%.

Mặc dù hiện tại Chrysler, Ford và GM đang tạm thời có thể khống chế thị trường Mỹ nhưng người ta hiểu rằng trận chiến thị phần Mỹ sẽ càng trở nên gay go hơn với sự có mặt của Toyota, Honda, Hyundai và Kia.

Phạm Dung | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục