Khoảnh khắc Balotelli: Gọi tên anh trong đêm
Nghệ thuật luôn kì lạ. Bất chấp một bức tranh có thiếu hoàn hảo đến thế nào, nhưng chỉ cần nó có một vệt sáng gây ấn tượng thôi, nó cũng thành kinh điển. Bất chấp một bài thơ có dở đến cỡ nào nhưng chỉ cần nó có một nhãn tự (hay còn gọi là “mắt chữ”) thì nó sẽ lập tức trở thành một áng tuyệt thi. Một chi tiết nhỏ nhất cũng có thể trở thành điểm sáng nghệ thuật nếu như nó có đủ sức mạnh để dồn nén nhiều thứ nhất trong một dung lượng thể hiện ít ỏi nhất.
Khoảnh khắc Balotelli: Gọi tên anh trong đêm
  • Italia- Đức: Sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự
    Có những cuộc tranh cãi xưa như trái đất, giữa thắng lợi và tính hấp dẫn, giữa bóng đá cống hiến và tư duy thực dụng, giữa bóng đá tấn công và lối chơi phòng ngự. Trong khi không thể chê trách được gì màn trình diễn của các cầu thủ Italia, Đức đã đánh mất đi sự cân bằng trong một cặp phạm trù đó.
  • Iker Casillas: Vị“Thánh” trên chấm penalty
    Nếu như biệt danh “Người nhện” được dành tặng cho không ít những người gác đền xuất sắc trong lịch sử, thì ngược lại chỉ có duy nhất Iker Casillas là thủ môn được người hâm mộ nâng tầm lên “Thánh”.
  • Michael Ballack: Số 13 đặc biệt
    Trên thế giới, nhắc đến chiếc áo số 10 là nói đến những huyền thoại như Pele, Maradona, số 9 là Ronaldo béo, số 7 là Beckham thế nhưng con số 13 dường như sinh ra chỉ để dành riêng cho Michael Ballack!
  • “Xe tăng” đấu Catenaccio: Cuộc chiến giữa nước và lửa
    Nếu như những cỗ xe tăng đang băng băng về đích được ví von như ngọn lửa thiêu đốt mọi vật cản, thì sắc Thiên Thanh lại được xem như dòng nước xoáy có thể cuốn trôi mọi chướng ngại vật.
  • Thơ bóng đá: Tây Ban Nha vào chung kết, CR7 tan giấc mộng vàng
    Một lần nữa vinh quang lại ngoảnh mặt cùng Ronaldo và đồng đội. Nhưng so với trận thua ở vòng đấu knock-out cách đây 2 năm tại World Cup 2010, thất bại này còn cay đắng hơn nhiều. Cả 2 đội đã vắt kiệt sức nhau trong 120 phút không khoan nhượng để rồi phải phân định thắng thua trên chấm 11m đầy may rủi. Cơ hội thì có cho cả 2 nhưng vinh quang thì chỉ dành cho 1.
  • Bồ Đào Nha, đáng khen hơn đáng trách
    Có nhiều người cảm thấy buồn và thất vọng vì người Bồ lại một lần nữa thất bại cay đắng trên chấm phạt đền và nhường vé vào chơi chung kết cho Tây Ban Nha. Bên cạnh đó là dấu chấm hỏi về chuyện “Ronaldo có hay không sợ phải đá phạt đền?!” lại được dịp râm ran. Song trên tất cả thì Bồ Đào Nha đã có một giải đấu thành công và họ đáng khen hơn là đáng trách.

  • Cảm nhận EURO: Sự ấm ức của CR7
    Bồ Đào Nha đã thất bại đau đớn trước nhà đương kim vô địch ở loạt đấu súng định mệnh, và ở đó người đội trưởng của họ, ngôi sao sáng nhất của họ còn đau đớn hơn tất cả những đồng đội khác khi ngay cả đến việc thực hiện một quả Pen ở loạt đấu súng định mệnh ấy cũng là điều không thể đối với anh. Với một con người ích kỷ, kiêu ngạo như CR7 thì sự dằn vặt, ám ảnh sen lẫn sự ấm ức sẽ còn kéo dài…
  • Sau 6 năm, Buffon & Pirlo vẫn là 'cặp đôi hoàn hảo'
    Sáu năm trước, Gianluigi Buffon và Andrea Pirlo đã đóng góp rất nhiều công sức vào việc đưa tuyển Ý lên ngôi vô địch thế giới, và giờ là lúc người Italia đang hy vọng bộ đôi này sẽ giúp họ lần thứ hai bước lên đỉnh Châu Âu.
  • Đội tuyển Ý: Cần một Mario Gomez!
    Đại chiến Đức - Ý tới đây hứa hẹn sẽ rất quyết liệt, nên rất có thể sự toả sáng của một cá nhân sẽ giải quyết đại cục, nhất là trên hàng công. Trong khi Đức an tâm với các tiền đạo của mình, thì có lẽ HLV Prandelli đang mong rằng những mũi nhọn của mình có thể làm được như kiểu Mario Gomez của đối thủ.
  • Mario Balotelli: Kẻ cô độc dại khờ của tuyển Ý
    Nhắc tới Balotelli, không hiểu vì lẽ gì tôi hay nghĩ đến Lady Gaga trong bóng đá. Cũng cái kiểu kì dị ấy, cũng cái kiểu chẳng giống ai và chẳng muốn ai giống mình khiến họ nổi tiếng nhưng cũng biệt dị với thế giới xung quanh. Nhưng dường như cái cách kì dị hóa bản thân của Lady Gaga nó là toan tính, là một bước chiến lược để khẳng định phong cách và nó chứa đựng cả một sự trải đời trong đó thì ngược lại, cái “không bình thường” của Balotelli, nó lại cho thấy sự ngây thơ, có phần khờ dại của chính anh trước cuộc đời.
  • Vicente Del Bosque, con tàu phá băng
    Không ầm ĩ, không rầm rộ, không khua chiêng gióng trống, cũng không có cả những chiến thắng lừng lẫy, đoàn hùng binh của Del Bosque với một hòa 3 thắng, đã nhẹ nhàng vào đến trận bán kết EURO 2012. Bên cạnh những giọt mồ hôi của các tinh binh đổ ra trên sân, nổi bật lên trên tất cả vẫn là những mưu lược thâm thúy của một viên đại tướng âm thầm bên lề sân cỏ.
  • EURO 2012 – sàn diễn của những giá trị cốt lõi
    Chắc chắn đối với nhiều người những cái tên gây được ấn tượng nhiều nhất ở EURO 2012 này không phải là Ronaldo, Ozil, Khedira hay Silva mà thay vào đó là những lão tướng đã là tượng đài của bóng đá thế giới như Gianluigi Buffon, Andrea Pirlo, Andriy Shevchenko hay Miroslav Klose. Đây mới chính là những cái tên gây ấn tượng và xứng đáng giành những lời ca tụng có cánh nhất mà fan hâm mộ môn thể thao vua muốn dành tặng.

  • Cristiano Ronaldo: Yêu vì sự đáng ghét
    Ronaldo trở nên nổi bật bởi vì anh hội tụ hai yếu tố: quá tài năng và quá kiêu ngạo. Một cầu thủ vị kỷ, hiếu thắng như Ronaldo thì dễ dàng trở thành đề tài công kích cho giới truyền thông, nhất là khi anh đã nổi tiếng sẵn bằng khả năng của mình. Bất chấp Bồ Đào Nha đã lọt vào bán kết, nhiều người vẫn cho rằng Ronaldo là “yếu huyệt” của họ vì Bồ Đào Nha đang phụ thuộc quá lớn vào một con người ích kỷ.
  • Khi tuyển Anh không phải là Chelsea
    Khi Chelsea đánh bại Bayern Munich trên chấm phạt đền, nhiều người đã không ngớt lời ca tụng người Anh đã phá được cái dớp trên chấm penalty. Nhưng câu lạc bộ và đội tuyển là hai hình thái khác nhau. Cho nên ta có thể lý giải tại sao tuyển Anh lại một lần nữa ôm hận trên chấm phạt đền.
  • Đòn “hồi mã thương” sẽ quyết định thành bại của người Bồ?
    Không có được đội hình đồng đều và chơi gắn kết như Tây Ban Nha, nhưng đội bóng được mệnh danh là Brazil châu Âu có những miếng đánh rất nguy hiểm, một trong số đó là đòn “hồi mã thương” của họ. Lần gần đây nhất hai đội gặp nhau, nhà đương kim vô địch châu Âu đã bị các cầu thủ Bồ Đào Nha phá lưới tới 4 lần. Và đa phần trong số đó là miếng đánh độc đáo này.
  • Hậu chiến Anh - Ý: Hiện đại thắng sơ khai
    Nếu lấy bóng đá phòng ngự để so sánh giữa tuyển Anh và tuyển Ý thì Tam Sư chỉ đáng làm "học trò" của Azzurri. Và khi cả hai đối đầu nhau tại tứ kết EURO vừa rồi thì Ý đã chứng tỏ vị thế bậc thầy phòng ngự của mình khi đã đánh bại Anh vốn đang tập tễnh làm quen với lối đá này.
  • Philipp Lahm – “Dù bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn”
    Lại là một pha di chuyển tốc độ bên phía cánh trái rồi bất ngờ ngoặt bóng vào bên trong, vẫn là tư thế quen thuộc từ khi đi bóng cho đến khi dứt điểm, đội trưởng thấp bé Philipp Lahm đã ghi bàn thắng khai thông bế tắc, mở đầu cho một chiến thắng tưng bừng của “ Cỗ xe tăng”.
4 5 6 7 8